Nọc nhện có thể chữa được bệnh tim
Nhện còn gọi là Trứng nhện, Bích tiền, Bích tâm trùng, Bích ỷ hoa, Tri thù . Bao trứng nhện hay tổ nhện là Bích tiền mạc, Tri thù xác (Xác nhện), Tri thù ty (màng tơ nhện), Tri thù võng (mạng nhện).
Nhện là loài ăn côn trùng không cánh, thường sống ở nơi có người ở, nhả tơ kết mạng để bẫy ruồi, muỗi làm thức ăn. Quanh năm có thể bắt loại nhện này, thường thấy ở trên vách, ôm bọc trứng màu trắng hình đồng tiền. Không dùng nhện hoang ở rừng núi, vách đá. Quanh năm có thể bắt loại nhện này, thường thấy ở trên vách, ôm bọc trứng màu trắng hình đồng tiền. Không dùng nhện hoang ở rừng núi, vách đá.
Sử dụng nhện đúng cách có thể trị một số bệnh: Có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, trừ phong nhiệt, tiêu thũng, chỉ huyết, lợi tiểu, giải độc thường dùng chữa chảy máu không ngừng, mụn nhọt, viêm cổ họng, đái dầm, mồ hôi trộm.
Theo Vnexpress,net, mới đây các nhà sinh vật học từ Đại học Queensland đã tìm thấy một chất trong nọc độc của nhện mạng phễu có thể sử dụng để điều chế thuốc ngăn chặn cơ thể gửi "tín hiệu tử vong" đến tế bào sau một cơn đau tim.
Nhện mạng phễu (Atracidae) bao gồm 35 loài nhện kịch độc có nguồn gốc ở Australia. Vết cắn của chúng gây thương tích nặng cho nạn nhân và một số trường hợp thậm chí có thể giết chết người.
Palpant dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, "Sau cơn đau tim, lưu lượng máu đến tim giảm xuống, khiến cơ tim bị thiếu oxy. Điều này làm cho môi trường tế bào trở nên có tính axit, thứ kết hợp với nhau để gửi tín hiệu cho các tế bào tim, khiến chúng chết đi".
Trong nghiên cứu này, Palpant cùng các cộng sự đã phát hiện ra rằng protein Hi1a từ nọc độc nhện có thể ngăn chặn các kênh ion cảm thụ axit trong tim và nhờ đó, tín hiệu tử vong bị chặn lại, làm tăng khả năng sống sót của các tế bào.
Thuốc điều chế từ Hi1a hiện mới được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu đang hướng tới các thử nghiệm lâm sàng trên người cho cả trường hợp mắc bệnh tim và đột quỵ trong vòng hai đến ba năm tới.
Mỹ Linh