Ô nhiễm kim loại trong nước dưới đất: Một số nghiên cứu trong và ngoài nước
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế ngày càng phát triển, dân số ngày một gia tăng kèm theo đó là tình trạng môi trường ngày một bị ô nhiễm nặng nề, nhất là môi trường nước, chủ yếu xuất phát từ ngành công nghiệp.
Các kim loại nặng rất khó loại bỏ bằng các biện pháp xử lý nước thải thông thường, khi nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm kim loại ở mức cao hơn mức cho phép sẽ gây ra bệnh hiểm nghèo, đe dọa sức khỏe và tính mạng cho con người. Do đó, vấn đề nghiên cứu và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức trên Thế Giới.
Trong nghiên cứu về sự ô nhiễm kim loại nặng, Alloway và Davies đã thực hiện cuộc điều tra đất ô nhiễm chì ở xứ Wales và phát hiện ra rằng, đất phù sa ở sông Ystwyth chứa 90-2900 µgPb/g (trung bình 1419 µgPb/g); Berrow và Webber đã phân tích 42 mẫu bùn từ các thành phố công nghiệp ở Anh và xứ Wales cho thấy, hàm lượng chì trong cống khoảng 120-3000 µgPb/g (trung bình 820 µgPb/g) khối lượng khô… Ở trong nước, nhiều cá nhân, tổ chức ở đã quan tâm thực hiện nghiên cứu về vấn đề này, điển hình như:
Nghiên cứu, ứng dụng mô hình phối tử sinh học, xác định ngưỡng độc của kim loại nặng trong môi trường nước mặt, thử nghiệm ở sông Đồng Nai do ThS. Mai Quang Tuấn - Trung tâm Tư vấn và công nghệ môi trường giới thiệu tổng quan về mô hình phối tử sinh học, hiện trạng ô nhiễm trên sông Đồng Nai, phân bố của niken và một số kim loại nặng khác. Lựa chọn một số vị trí lấy mẫu nước đặc trưng trên sông Đồng Nai phục vụ cho việc đánh giá độc tính kim loại nặng. Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước sông Đồng Nai lên độc tính của niken đối với vi sinh vật bản địa. Xác định ngưỡng độc của niken trên sông Đồng Nai bằng mô hình phối tử sinh học và đề xuất hiệu quả mô hình phối tử sinh học.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về sử dụng bộ chỉ thị sinh học phục vụ đánh giá ô nhiễm kim loại nặng (Pb, Hg, As, Cd) khu vực cửa sông ven biển của ThS. Mai Kiên Định - Viện Nghiên cứu biển và hải đảo đã tổng hợp, phân tích, đánh giá kinh nghiệm quốc tế về sử dụng bộ chỉ thị sinh học phục vụ đánh giá ô nhiễm kim loại nặng (Pb, Hg, As, Cd) khu vực cửa sông ven biển. Đề xuất lựa chọn được một số loài sinh vật chỉ thị phù hợp phục vụ xây dựng bộ chỉ thị sinh học đánh giá ô nhiễm kim loại nặng khu vực cửa sông ven biển tại Việt Nam.
Nghiên cứu áp dụng biện pháp sinh học giải quyết ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước cho các vùng chuyên canh rau ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long do TS. Bùi Thị Ngọc Dung - Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã đánh giá thực trạng ô nhiễm As, Cd, Pb, Hg trong đất, nước và rau tại vùng chuyên canh rau ở Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật và thực vật có khả năng xử lý ô nhiễm As, Cd, Pb và Hg trong đất và nước. Sản xuất chế phẩm vi sinh vật có khả năng tích lũy, chuyển hóa As, Cd, Pb và Hg. Xây dựng quy trình sử dụng kết hợp thực vật và vi sinh vật để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước. Ứng dụng biện pháp sinh học để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới từ sông Nhuệ đến sự tích lũy kim loại nặng trong đất và xây dựng mô hình lan truyền ô nhiễm kim loại nặng trong đất của TS. Nguyễn Thị Lan Hương - Trường Đại học Thủy Lợi thực hiện thu thập tài liệu số liệu, điều tra lấy mẫu nước, đất ở vùng sông Nhuệ, thu thập tài liệu về tình hình sử dụng nước tưới, hoạt động công nghiệp sinh hoạt dọc theo hai bờ sông Nhuệ, lấy mẫu nước, đào phẫu diện và lấy mẫu đất. Phân tích mẫu nước từ sông Nhuệ và mẫu đất nông nghiệp, xác định chỉ tiêu hóa học trong các các mẫu nước, đất, xác định hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu đất nước. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của nước tưới đến sự tích lũy kim loại nặng trong đất nông nghiệp. Từ các số liệu thu được về hàm lượng kim loại nặng trong đất xây dựng mô hình dự đoán lan truyền ô nhiễm kim loại nặng trong đất.
Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp công nghệ để xử lý nước bị ô nhiễm kim loại nặng (chì-pb) dùng làm nước sinh hoạt cho đồn biên phòng tại xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang do PGS.TS Lê Đức thực hiện. Nghiên cứu đã tìm hiểu tổng quan về khu vực và về ô nhiễm kim loại nặng. Giới thiệu kết quả khảo sát, điều tra về hiện trạng môi trường đất và nước. Đề xuất công nghệ xử lý nước ô nhiễm chì để dùng làm nước sinh hoạt.
Nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt của tác giả Hoàng Đắc Lực của Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam thực hiện đã đưa ra bộ số liệu về hàm lượng kim loại nặng trong nước và trong bùn tại một số con sông nhận nước thải ở Hà Nội. Nghiên cứu các hệ số làm giàu và hệ số phân chia ứng với các kim loại nặng khác nhau tại các điểm nói trên. Rút ra nhận xét và kết luận về mức độ gây ô nhiễm kim loại nặng bởi các hoạt động của con người và khả năng tích lũy trong bùn đối với các kim loại đó. Thiết kế, chế tạo một hệ phân tích huỳnh quang tia X dùng ống phóng Rơnghen và sơ bộ thử nghiệm phân tích một số mẫu...