Sự chấp nhận Blockchain trong mạng lưới chuỗi cung ứng ở Châu Á
Hồ Đức Chung
Giới thiệu
Năm 2009, Toyota thông báo triệu hồi khoảng 4 triệu xe do lỗi đạp chân ga [1]. Chi phí triệu hồi ước tính 2 tỉ đô la Mỹ (https://tinyurl.com/yc8uthj8). Công ty đã nhận nhiều bàn đạp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nó thiếu cơ chế kiểm tra các nhà cung cấp mà có trách nhiệm cho những bàn đạp bị lỗi. Vì thế, không có cách nào biết với những xe nào bị lỗi bàn đạp [2]. Những vấn đề tương tự cũng sẽ được tìm thấy trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Blockchain có tiềm năng để cung cấp các giải pháp cho những vấn đề được đề cập ở trên bằng cách giải quyết những thách thức về khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc. Công nghệ blockchain cho phép các công ty lưu vết lại mỗi sự kiện và giao dịch trong chuỗi cung ứng (SC - supply chain) trên sổ cái phân tán, mà được chia sẻ trong tất cả những bên tham gia làm cho nó an toàn, không thể thay đổi, và không thể thu hồi [3]. Nó có thể xử lý cuộc khủng hoảng theo cách sau khi một cuộc khủng hoảng như vậy được khám phá và cung cấp độ tin cậy phân tán. Blockchain có thể tạo điều kiện xử lý và đối phó với các tình huống khủng hoảng như là việc triệu hồi do những phần lỗi và những lỗ hổng bảo mật. Tính sẵn sàng công khai của blockchain có nghĩa là nó có thể theo dõi lại mọi sản phẩm để biết nguồn gốc của nguyên liệu tươi và các giao dịch có thể được liên kết để xác định người dùng của các bộ phận và thiết bị dễ bị xâm nhập [4]. Blockchain cung có thể giảm chi phí của một SC.
Blockchain được phân cấp và có thể truy cập đến tất cả bên tham gia và các bên liên quan, làm nó trở nên hiệu quả hơn. Vì thế, blockchain có thể tăng hiệu quả và tính minh bạch của các chuỗi cung ứng. Những sổ cái của blockchain có thể cải thiện tính thanh khoản tài chính bằng cách bao gồm không chỉ các nhà sản xuất, nhà phân phối và người mua hàng mà còn những bên tham gia tài chính. Một khi các bên tham gia đồng ý trên một loạt giao dịch, họ có thể phát hành thanh toán các hoá đơn và giao hàng hoá.
Về chi phí đầu tư, điều này có giá trị thông báo rằng những thành phần khác nhau của thông tin có thể được theo dõi bởi các nhãn RFID , các cảm biến và các mã vạch. Chúng đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều SC và cung cấp dữ liệu liên quan. Blockchain triển khai trên nhiều SC vì thế có thể đạt được với sự đầu tư bổ sung tương đối thấp.
Một vài dự án blockchain trong chuỗi cung ứng ở Châu Á
Các công ty ở nhiều nền kinh tế Châu Á đã bắt đầu kết hợp blockchain trong các chuỗi cung ứng (xem Bảng 1). Nhiều dự án lớn thường ở Trung Quốc, nơi có nhiều công ty nước ngoài và trong nước đang hợp tác cùng nhau phát triển các giải pháp chuỗi cung ứng dựa trên blockchain. Điều này có thể là một phần nỗ lực ban đầu của chính phủ Trung Quốc trong việc di chuyển sang các thiết bị công nghệ cao hơn. Ví dụ như, chủ tịch Trung Quốc gọi blockchain là một bước đột phá công nghệ (https://www.cnbc.com/2018/05/30/chinese-presidentxi-jinping-calls-blockchain-a-breakthroughtechnology.html). Hơn 40% công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc được nhận tiền tài trợ từ Chính phủ cho những công nghệ đột phá trong quý đầu tiên của năm 2017 liên quan đến blockchain [6].
Nhà phát triển và/hoặc người sử dụng giải pháp blockchain trong SC
|
Diễn giải
|
Tai nạn và rủi ro kỹ thuật số
|
Ra mắt mua sắm - trả tiền (quy trình một tổ chức sử dụng để mua nguyên liệu thô cần thiết để kinh doanh) giải pháp cho doanh nghiệp Thái. Giải pháp hướng đến tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mua hàng, thanh toán và truy cập tài chính cho các đối tác SC (https://tinyurl.com/yarj8hrf).
|
Provenance
|
Tiến hành một dự án thí điểm ở Indonesia cho phép cho xuất nguồn gốc trong ngành công nghiệp đánh bắt cá
|
Toyota
|
Theo dõi phụ tùng ô tô ở nhiều nước khác nhau, nhà máy và nhà cung cấp, cung cấp, và chia sẻ thông tin trên trên một cơ sở thời gian thực giữa các nhà sản xuất, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm và nhà cung cấp dịch vụ, nhà quản lý và khác hàng (https://tinyurl.com/y8u5crw9). Dữ liệu IoT từ các bộ phận xe được tích hợp vào blockchain.
|
Alibaba
|
Đã làm việc với AusPost, Blackmores, và PwC để khám phá việc sử dụng blockchain để chống gian lận thực phẩm
|
JD.com
|
Đã triển khai blockchain vào hệ thống chuỗi cung ứng và thương mại điện tử B2B.
|
Bảng 1. Blockchain trong chuỗi cung ứng trong các nền kinh tế Châu Á. Một vài ví dụ cụ thể
IBM, Walmart và công ty thương mại điện tử JD.com đã công bố làm việc chung với phòng thí nghiệm kỹ thuật quốc gia Đại học Tsinghua cho các công nghệ thương mại điện tử để cải thiện việc theo dõi và an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. Họ đã công bố một liên minh an toàn thực phẩm. Mục tiêu là tạo ra một “phương pháp dựa trên các tiêu chuẩn” để thu thập dữ liệu về nguồn gốc, an toàn và tính xác thực của thực phẩm. Hệ thống sẽ cung cấp truy xuất nguồn gốc thời gian thực thông qua chuỗi cung ứng (https://tinyurl.com/ycfculdk).
Trong phần này đưa ra một tóm tắt ngắn của chuỗi cung ứng được chỉ ra ở Bảng 1 như trên:
Provenance
Provenance là công ty khởi nghiệp công nghệ tại Anh đã sử dụng điện thoại di động, blockchian và gắn thẻ thông minh để truy xuất nguồn gốc ngành công nghiệp đánh bắt cá. Provenance truy xuất cá đánh bắt được bởi ngư dân. Dự án thí điểm đã thành công việc theo dõi đánh bắt cá ở Indonesia trong sáu tháng đầu năm 2016. Ngư dân chỉ việc gửi tin nhắn đơn giản để đăng ký sản lượng khai thác, mỗi lần đăng ký, một tài sản số dựa trên blockchain mới được tạo ra. Mỗi mẻ cá sẽ được kiểm tra thông qua chuỗi cung ứng bao gồm thương nhân, xưởng chế biến, các chi nhánh và các siêu thị có một ID dựa trên blockchain. Mã ID cũng đã cung cấp thông tin kiểm toán để chứng minh rằng những mẻ cá được bắt một cách hợp pháp và bền vững (https://www.fastcompany.com/3063440/tracking-tuna-on-the-blockchain-to-preventslavery-and-overfishing).
Alibaba
Alibaba hợp tác với New Zealand’s Fonterra và New Zealand Post và Australia’s Blackmores và Australia Post để phát triển khung tin cậy thực phẩm dựa trên blockchain (https://www.alizila.com/alibaba-ups-food-safety-viablockchain/). Mục tiêu là phát triển một mô hình giải pháp blockchain mà những người tham gia thông qua chuỗi cung ứng có thể sử dụng. Thị trường quốc tế Alibaba Tmall Global sử dụng blockchain và các sản phẩm gắn nhãn với mã QR duy nhất để theo dõi và quản lý các sản phẩm thực phẩm và làm các thông tin sẵn sàng cho người dùng. Mỗi bước trong chuỗi cung ứng được xác thực và được xác minh.
Những dữ liệu liên quan đến sản phẩm, vận chuyển, hải quan, kiểm tra và chuyển quyền sở hữu được bảo mật với blockchain. Blockchain với những chứng cứ này được lưu trữ bởi Alibaba. Bản sao của chúng cũng được lưu trữ và xác nhận những người tham gia khác (https://smartereum.com/7630/how-alibaba-ischampioning-the-application-of-blockchaintechnology-in-china-and-beyond-thu-nov-08/).
Vào tháng 4/2018, nó đã công bố một chương trình thí điểm để theo dõi các lô hàng quốc tế đến Trung Quốc được bán trên thị trường trực tuyến T-Mall. Tháng 5/2018, hai sản phẩm của công ty Úc Anchor và Blackmores được gán cho một mã QR duy nhất. Bằng việc quét mã, khách hàng có thể thấy thông tin chi tiết về sản phẩm [7]. Vào tháng 8/2018, chi nhánh thanh toán trực tuyến của Alibaba, Ant Financial đã ký kết hợp tác chiến lược với thành phố Wuchang tại tỉnh Heongongjiang, Trung Quốc để theo dõi chuỗi cung ứng gạo (https://tinyurl.com/ycn5gesl). Tmall và Rookie Logistics là những đối tác khác trong dự án (https://www.nasdaq.com/article/alibaba-baba-thinks-blockchain-will-change-theworld-cm1018125). Mỗi túi gạo Wuchang được bán trên nền tảng Tmall sẽ hiển thị mã QR với một số nhận dạng duy nhất. Người tiêu dùng có thể quét mã này bằng ứng dụng điện thoại thông minh trước khi trả tiền gạo. Các thông tin chi tiết được cung cấp bao gồm cánh đồng cụ thể mà lúa đến từ đâu, hạt giống và phân bón được sử dụng để trồng gạo, cũng như là thông tin liên quan đến các lô hàng (https://www.ethnews.com/ant-financial-to-launch-blockchain-app-to-track-rice-quality).
Walmart
Năm 2016, Walmart đã thử nghiệm một giải pháp dựa trên blockchain để giám sát các sản phẩm thịt lợn ở Trung Quốc. Tháng 5/2017, Walmart đã sử dụng thành công blockchain để theo dõi và xác nhận các sản phẩm thịt lợn từ một trang trại thuộc sở hữu của nhà sản xuất thịt Jinluo Trung Quốc. Sản phẩm thịt được vận chuyển đến một trung tâm phân phối Walmart ở Bắc Kinh [8]. Hệ thống blockchain của Walmart, cho phép theo dõi và xem chi tiết về sản phẩm, trang trại, nhà máy, số lô, nhiệt độ lưu trữ và vận chuyển ngay lập tức. Những chi tiết này giúp đánh giá tính xác thực của sản phẩm và ngày hết hạn. Do đó, nó có thể đảm bảo rằng những gì người tiêu dùng thực phẩm đang ăn là đúng và xác thực.
Lợi ích chính của hệ thống như thế này là trong trường hợp khủng hoảng liên quan đến an toàn thực phẩm, Walmart có thể dễ dàng xác định chính xác nguồn gốc. Sau đó, nó có thể tham gia vào việc loại bỏ chiến lược các sản phẩm bị ảnh hưởng mà không cần phải thu hồi toàn bộ dòng sản phẩm.
JD.com
JD.com đã triển khai blockchain trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và thương mại điện tử B2B. Năm 2017, hệ thống đã ra mắt với nhà sản xuất thịt bò Kerchin là đối tác chuỗi cung ứng đầu tiên của nó. Công ty đã công bố kế hoạch có hơn mười nhãn hiệu rượu, thực phẩm, trà và dược phẩm trên blockchain của mình (https://tinyurl.com/y7jbvrcg). Tính đến tháng 8/2018, hơn 400 thương hiệu và 11.000 đơn vị lưu trữ khác nhau có các tính năng theo dõi dựa trên blockchain [6].
Tập trung ban đầu trên những sản phẩm có giá trị cao
Hiện tại, việc triển khai những giải pháp dựa trên blockchain thì chính đáng hơn và thực tế hơn trong những sản phẩm có giá trị cao so với các sản phẩm rẻ hơn. Công ty blockchain Everledger có trụ sở tại London đã phát triển các giải pháp dựa trên blockchain được sử dụng để xác minh nguồn gốc sản phẩm. Nó lần đầu tiên được sử dụng để cắt kim cương thô. Hệ thống có thể được coi là một biểu thức kỹ thuật số của quy trình Kimberley. Tương tự, Tracr - dự án thí điểm nền tảng blockchain chuỗi cung ứng kim cương khổng lồ được hình thành bởi De Beers vào năm 2017 như là một giải pháp truy xuất nguồn gốc toàn diện cho khách hàng sử dụng blockchain cho toàn bộ nền công nghiệp kim cương. Dự án thí điểm, liên quan đến một nhóm nhỏ những người tham gia ngành công nghiệp, được ra mắt tháng 1/2018.
Vào tháng 3/2018, JD.com thông báo một kế hoạch triển khai blockchain để theo dõi thịt trong chuỗi cung ứng của nó. Khách hàng có thể theo dõi những sản phẩm thịt của họ. Trọng tâm ban đầu sẽ là thịt bò cao cấp từ Úc (https://tinyurl.com/y8kfyv75). Tương tự như vậy, năm 2017, Thái Lan Post thông báo một kế hoạch sử dụng blockchain để tăng khả năng chính nó cho việc chia sẻ thông tin xuyên suốt tất cả chức năng của chuỗi cung ứng và các điểm tiếp xúc như quy trình kho và dịch vụ giao hàng. Dự án thí điểm của nó tập trung vào việc theo dõi các mặt hàng lớn (https://tinyurl.com/ydyne3mf).
Theo thời gian các chi phí triển khai blockchain có thể sẽ giảm. Điều này có khả năng làm cho các giải pháp dựa trên blockchain có giá cả phải chăng hơn cho các công ty nhỏ hơn và tăng tốc độ khuếch tán của nó trong chuỗi cung ứng.
Kết luận
Những lợi ích chuỗi cung ứng từ công nghệ blockchain thì rất đáng kể, vì nó sẽ cải thiện quá trình kinh doanh cho tất cả các bên tham gia. Những trường hợp của JD.com và Thailand Post chỉ ra rằng việc triển khai blockchain trong chuỗi cung ứng hiện tại thì tiết kiệm hợp lý hơn đối với các sản phẩm có giá trị cao so với những sản phẩm rẻ hơn. Đặc biệt, blockchain sẽ cải thiện những hiệu quả đạt được từ việc loại bỏ nỗ lực thủ công và việc xử lý bằng giấy; cung cấp nguồn gốc rõ ràng xác minh nguồn gốc thực sự của sản phẩm và thiết lập chuỗi hành trình để hàng hoá được sử lý bởi các đối tác tin cậy [9]. Tất cả những điều này dẫn đến một mức độ cao của niềm tin người tiêu dùng.
Việc theo dõi thời gian thực của những sản phẩm trong chuỗi cung ứng sử dụng các giải pháp blockchain giảm chi phí chung của việc di chuyển các hàng hoá vào chuỗi cung ứng (https://tinyurl.com/ycq294w6). Ví dụ, khi blockchain được ứng dụng để tăng tốc các quy trình hành chính trong các chuỗi cung ứng, các chi phí thủ công phụ trong hệ thống tự động giảm, trong khi đó bảo mật duy trì các giao dịch. Lợi ích của tốc độ và hiệu quả đặc biệt rõ ràng trong quy trình xuất khẩu quốc tế. Những người điều chỉnh cũng có thể là một phần của mạng lưới cung ứng, điều này có thể chi phí theo quy định. Cũng giống như vậy, blockchain cho phép phản ứng hiệu quả hơn nếu các sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm được phát hiện, với những tác động tiết kiệm chi phí quan trọng cho các nhà bán lẻ trong các tình huống liên quan đến khủng hoảng.
Quan trọng hơn, việc loại bỏ người trung gian và các bên trung gian làm giảm rủi ro gian lận, sao chép sản phẩm và tiết kiệm tiền. Ngoài ra, rủi ro mất sản phẩm sẽ được giảm với sự tin cậy phân tán và lưu giữ hồ sơ chính xác. Sự tin cậy đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tuân thủ. Bản chất bất biến của blockchain trong chuỗi cung ứng có thể thiết lập sự tin tưởng cần thiết.
1. Tài liệu tham khảo
[1] B. Vlasic and N. Bunkley, “Toyota will fix or replace 4 million gas pedals,” Nov. 2009. [Online]. Available: https://www.nytimes.com/2009/11/26/business/
26toyota.html.
[2] S. Radocchia, “3 automotive consumer safety issues blockchain will help resolve,” Jul. 2018. [Online]. Available: https://blog.chronicled.com/3-automotive-consumersafety-issues-blockchain-will-help-resolve-2ae4b0c6ece5.
[3] Deloitte, “Continuous interconnected supply chain,” 2018. [Online]. Available: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/lu/Documents/technology/lublockchain-internet-things-supply-chain-traceability.pdf.
[4] N. Kshetri, “Can blockchain strengthen IoT?” IT Prof., vol. 19, no. 4, pp. 68–72, 2017.
[5] Radio frequency Identification, [Online]. Available: https://en.wikipedia.org/wiki/Radio-frequency_identification
[6] M. Tanner, “Why china will drive blockchain and 4 related myths,” Aug. 1, 2018. [Online]. Available: https://www.forbes.com/sites/tannermark/2018/08/01/blockchain-china-misunderstandings/.
[7] X. Shen, “Alibaba experiments with blockchain to track food provenance,” 2018. [Online]. Available: https:// www.abacusnews.com/alibaba-experimentsblockchain-track-food-provenance/article/2144497.
[8] M. Jing, “Here’s a peek at Walmart’s game-changing plan to trace food from China’s farms to store shelves,” Nov. 2017. [Online]. Available: https://www.scmp. com/business/companies/article/2118556/walmartled-pilot-project-can-accurately-trace-food-chinasfarms.
[9] M. Gilmour, “Blockchain for supply chains – More hype than reality?” 2018. [Online]. Available: https://blog.sweetbridge.com/blockchain-for-supply-chains-morehype-than-reality-150f9962b80c.