TEACH FOR VIETNAM: Cùng kiến tạo hệ sinh thái bền vững
Chương trình Phát triển năng lực lãnh đạo - Leadership Development Fellowship (LDF) của Teach For Vietnam là một chương trình lãnh đạo được công nhận toàn cầu trong 2 năm để phát triển những lãnh đạo từ nhiều ngành nghề khác nhau để xây dựng một hệ sinh thái bình đẳng và vượt trội.
Thế giới đang thay đổi sâu sắc và ngày càng phức tạp dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 (Trí thông minh nhân tạo (AI), tự động hóa, kỹ thuật di truyền, v.v). Chính vì thế, định hướng đổi mới giáo dục theo hướng sáng tạo, tích hợp khởi nghiệp của chính phủ càng cần được đẩy mạnh hơn nữa và có sự tham gia sâu rộng của khối doanh nghiệp và xã hội dân sự hơn bao giờ hết. Với Teach For Vietnam, để hướng đến một nền giáo dục hoàn thiện trong kỷ nguyên nhiều thay đổi này thì việc tập trung xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ giáo dục gắn chặt với Tinh thần lãnh đạo tập thể, từ đó kết nối các bên liên quan vào chung một tầm nhìn, một hệ giá trị sẽ là yếu tố then chốt để cùng nhau hành động tạo ra sự thay đổi.
Câu chuyện giáo dục
70,000: Số lượng giáo viên dư thừa đến năm 2020 nhưng chất lượng giáo dục vẫn còn bất cập
45%: Học sinh không thể tốt nghiệp THPT
28%: Trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành THPT so với 61% trẻ em dân tộc Kinh
3.91: Điểm tiếng Anh trung bình tốt nghiệp THPT 2018 - thấp nhất trong các môn
Những con số này chỉ là bề nổi. Sâu xa hơn, hệ sinh thái giáo dục được cấu thành bởi nhiều nhân tố, cấp ngành, có nhiều định hướng, động cơ, và mục tiêu riêng, thiếu kết nối và xuyên suốt, dẫn đến việc giáo dục không bắt kịp với phát triển của xã hội. Thay đổi hệ sinh thái giáo dục là rất khó và cần nhiều những nhân tố kết dính (“tri-sector leaders”).
Câu chuyện sáng lập
Huỳnh Hạnh Phúc sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học ở miền Trung, sau đó nhận được học bổng du học ở Mỹ. Tốt nghiệp từ Đại học Harvard năm 2015 với hành trang là sự khai sáng, cảm hứng và thấu hiểu, anh quay về nước với hy vọng đóng góp chút sức lực của mình cho Việt Nam thông qua giáo dục. Không dừng lại ở chính mình, anh luôn mong muốn thu hút thêm nhiều tài năng từ nhiều lĩnh vực dành trọn công sức, trái tim và khối óc cho giáo dục.
Vào đầu tháng 10 năm 2015, Phúc biết đến Teach For All và tìm hiểu về làn sóng giáo dục này tại 40 nước trên thế giới và dần hình thành một ý tưởng mang lại cơ hội giáo dục hoàn thiện đến cho mọi trẻ em thông qua việc nhấn mạnh kỹ năng lãnh đạo, chủ động trong giảng dạy và giúp mang đến cho Việt Nam một nền giáo dục bình đẳng, thực tiễn và hoàn thiện trong kỷ nguyên mới. Vì vậy tôi đã liên hệ với Teach For All và bắt đầu cùng nhau trao đổi ý kiến. Từ đó anh đã bắt đầu dấn thân vào hành trình giáo dục này.
Ba tháng sau đó, Phúc ký kết bản ghi nhớ với Teach For All, và hành trình với nhiều thử thách đã bắt đầu…
Hiện, Teach For VietNam là một đối tác trong mạng lưới giáo dục toàn cầu Teach For All, Teach For VietNam xây dựng một hệ thống các nhà lãnh đạo tương lai bằng việc tìm kiếm và phát triển tài năng trẻ từ nhiều ngành nghề khác nhau để thiết lập một hệ sinh thái giáo dục bền vững và hoàn thiện cho tất cả trẻ em ở Việt Nam.
Chiến lược
Xây dựng chương trình Leadership Development Fellowship, là chương trình phát triển năng lực lãnh đạo uy tín thu hút các lãnh đạo trẻ tiềm năng đến từ nhiều lĩnh vực cùng hướng đến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ giáo dục.
Phần 1: Teacher - Leader
● Fellowship là chương trình toàn thời gian trong 2 năm, được trả lương cạnh tranh, được trực tiếp đào tạo, huấn luyện, kết nối với các chuyên gia, và được cử tham gia các cơ hội đào tạo trong và ngoài nước.
● Fellow là những giáo viên Tiếng Anh, STEM và Giáo dục Khởi nghiệp tại các trường công lập có nhiều khó khăn. Fellow được trang bị hiểu biết, kỹ năng, chuyên môn chuyên sâu nhằm tạo ra những tác động và thay đổi tích cực cho học sinh, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng địa phương, thông qua cách tiếp cận “lãnh đạo tập thể”.
● Trong quá trình 2 năm làm việc, các bạn Fellows sẽ thực hiện các dự án cộng đồng tại địa phương theo cách tiếp cận “đồng kiến tạo” với các bên liên quan: Thầy cô giáo, Phòng giáo dục, Sở giáo dục, phụ huynh, các doanh nghiệp tư nhân,… nhằm kết nối và huy động tối đa nguồn lực địa phương để tạo nên những hoạt động thiết thực và ý nghĩa cho các em học sinh. Đây chính là cách Teach For Vietnam tiếp cận để xây dựng hệ sinh thái giáo dục cho từng địa phương mà chúng tôi cộng tác.
Phần 2: Alumni Movement
Sau 2 năm, thông qua chương trình Alumni Movement, Fellows tiếp tục được tạo điều kiện để trở thành (1) doanh nhân xã hội, (2) trainer/coach cho các giáo viên, (3) nhân viên của TFV ở nhiều mảng, (4) du học các mảng giáo dục, chính sách, kinh doanh, khoa học… nhằm tiếp tục đóng góp vào việc xây dựng một hệ sinh thái giáo dục bền vững.
Các giai đoạn triển khai
Sau 2 năm làm việc cùng 47 trường công lập tại 7 cộng đồng (huyện/thành phố) tỉnh Tây Ninh, niềm tin “Cần cả ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ”, Teach For VietNam kết nối các nguồn lực từ cộng đồng, chính quyền, khối dân sự, khối tư với hệ thống giáo dục để cùng đồng kiến tạo một hệ sinh thái bền vững hỗ trợ cho nền giáo dục bình đẳng cho trẻ em. Cụ thể, các bên liên quan sẽ cùng tham gia vào quá trình cùng phối hợp để xây dựng được một hệ sinh thái giáo dục bền vững:
Cách thức tiếp cận
Gặt hái quả ngọt
Năm 2019 vừa qua đánh dấu một số bước đi lớn của Teach For Vietnam, khi chúng tôi mở rộng địa bàn hoạt động đến Quảng Nam và ký kết thành công Đề án Thúc đẩy Giáo dục Khởi Nghiệp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một cột mốc có ý nghĩa rất quan trọng với Teach For Vietnam trong sứ mệnh Đồng kiến tạo với cấp độ hệ thống nhằm phát triển Hệ sinh thái Giáo dục bền vững đến nhiều tỉnh thành hơn. Qua đề án này, trong tương lai, Teach For Vietnam sẽ triển khai trên 14 tỉnh có định hướng phát triển nông nghiệp xanh công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị hội nhập thị trường và từ đó, góp phần kiến tạo nên một thế hệ trẻ có năng lực cũng như mong muốn giải quyết vấn đề và phát triển ngành nghề mũi nhọn tại chính địa phương của mình, thay vì chỉ mong muốn đến những thành phố lớn để lập nghiệp. Đây cũng là triết lý phát triển nguồn nhân lực tại địa phương thông qua giáo dục của chúng tôi khi tạo ra sự gắn kết giữa ngành nghề kinh tế mũi nhọn và giáo dục.
V.T