Trồng cây từ vật liệu tái chế
Từ lâu, việc xanh hóa môi trường đã trở thành ưu tiên hàng đầu ở các nước phát triển. Việc tái chế, tái sử dụng và tái sinh chất thải hoặc mua những sản phẩm sản xuất từ vật liệu tái chế đã bắt đầu phổ biến ở Việt Nam. Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng cao, môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm thì việc sử dụng vật liệu tái chế để trồng cây và rau xanh đang trở thành xu hướng hiệu quả mang tính thẩm mỹ riêng của kiến trúc xanh và bền vững
Vườn thực vật được làm từ những vật liệu tái chế do các em học sinh trường trung học cơ sở Trần Văn Ơn, phường Đa Kao quận 1, TP.HCM thực hiện không chỉ độc đáo bởi nó được thiết kế từ các vật dụng bỏ đi mà còn có tính giáo dục trong bảo vệ môi trường. Tọa lạc tại trung tâm TP.HCM, trường trung học cơ sở Trần Văn Ơn là một môi trường nhỏ nhưng có môi trường xanh mát. Ở đây, hầu hết những không gian trống đều được giáo viên và học sinh tận dụng để trồng cây xanh với đủ các loài thực vật phong phú. Mô hình này nằm trong chương trình giáo dục của nhà trường nhưng lại xuất phát từ ý tưởng rất nhân văn của hai em học sinh Trần Việt Mai Phương và Nguyễn Lê Thanh, học sinh lớp 8 của trường. Học trong sách giáo khoa được biết rất nhiều thứ nhưng vẫn còn một số thắc mắc về sự sinh trưởng của các loài thực vật như việc ra hoa kết trái như thế nào, hình dáng của chúng ra sao ? Vì thế tụi em xây dựng mô hình vườn thực vật này để cho các đàn em phía sau có thể tìm hiểu rõ hơn và giải đáp được những thắc mắc mà tụi em đã từng gặp, Em Trần Việt Mai Phương cho biết.
Chúng em đã đọc qua các bài báo về việc sử dụng các đồ tái chế các loại sản phẩm tái chế, các loại rác thải ra môi trường và không được xử lý gây tác hại xấu đến môi trường. Từ đó em nảy ra ý tưởng sử dụng các loại đồ vật phế thải để trồng cây, em Lê Thanh cho biết thêm.
Những không gian như sân trường, ban công, sân thượng đều được các em thiết kế các khu vườn theo trí tưởng tượng. Ý tưởng ban đầu lấy đối tượng cây trồng là các loài thực vật trong chương trình học, sử dụng các loại đồ tái chế như vỏ chai, thùng nước và các vật dụng bỏ đi khác để làm chậu trồng. Sau khi hình thành được mô hình, được hỗ trợ của các giáo viên và phụ huynh học sinh các em đã thành lập nhóm tham gia thực hiện. Đầu tiên là phát động việc thu gom chai nước, thùng nhựa và các loại vật dụng phế thải có thể sử dụng để trồng cây. Sau đó, các bạn tiến hành đo đạc thiết kế khung sắt thi công và lắp lắp khung giá đất ở chậu trồng cây. Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng. Từ ý tưởng giản dị nhưng đầy tình cảm của hai em học sinh Mai Phương và Lê Thanh mà giờ đây khu vườn thực vật của trường trung học cơ sở Trần Văn Ơn đã xanh tốt. Khu vườn có đến hàng trăm loại thực vật vừa giúp các em học tập tìm hiểu về thế giới thực vật, cấu tạo đặc tính các loại cây, vừa góp phần tạo cảnh quan trong môi trường. Đây không chỉ là nơi để các học sinh ứng dụng các kiến thức đã học và thực tiễn mà hơn hết là biết trân trọng những sản phẩm tái chế, biết yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. Hiện tại mô hình vườn thực vật cho các em học sinh trường trung học cơ sở Trần Văn Ơn thực hiện đã có khoảng hơn 100 loài. Phân bón cho cây cũng là những thực phẩm dư thừa từ nhà bếp được ủ thành phân hữu cơ. Các cây trồng được chú thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh để dễ nhận biết. Hàng ngày các em đều tự phân công nhau để chăm tưới. Qua đó có thể thấy ngoài việc thực hành ứng dụng thực tế mô hình này còn phục vụ học tập hiệu quả cho các môn học liên quan như sinh học ,công nghệ trồng cây, giáo dục công dân, môi trường ...
Các học sinh ở các khu vực đô thị có sự hạn chế về các hình ảnh trực quan. Từ mô hình vườn thực vật sử dụng vật liệu tái chế các em học sinh đã có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích và có những bài học ứng dụng vào thực tiễn hơn hết là các em đã khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường Tình yêu thiên nhiên trong cộng đồng Đây là mô hình rất cần được nhân rộng tại các trường học đặc biệt là ở các thành phố khi mà các em học sinh càng ngày càng cổ tích không gian xanh chính từ những mô hình này sẽ đem đến cho các em tình yêu thiên nhiên thân thiện với môi trường và có sự có thêm sự hiểu biết về các vật dụng tái chế từ đó sẽ hạn chế thải rác thải ra môi trường.
Minh Thành