Ứng dụng công nghệ BIOFLOC xử lý khí độc trong ao nuôi tôm mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao
Công nghệ này được Tiến sĩ Lan trình bày tại Hội thảo vào ngày 12/11/2017 được tổ chức trong khuôn khổ của Chợ công nghệ và thiết bị chế biến thực phẩm năm 2017.
Trong ao nuôi, khí amoniac và nitrit tăng nhanh khi tôm lớn, lượng thức ăn nhiều, đặc biệt trong các ao nuôi mật độ cao. Để giải quyết vấn đề này, Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lan - Khoa hóa học, Bộ môn hóa lý - Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố hồ chí minh đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ BIOFLOC xử lý khí độc trong ao nuôi tôm mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Công nghệ này được Tiến sĩ Lan trình bày tại Hội thảo vào ngày 12/11/2017 được tổ chức trong khuôn khổ của Chợ công nghệ và thiết bị chế biến thực phẩm năm 2017.
Công nghệ BIOFLOC xử lý khí độc trong ao nuôi tôm được Tiến sĩ Lan giới thiệu nhằm thay thế công nghệ xử lý amoniac và nitrit bằng phương pháp vi sinh. Tuy phương pháp xử xử lý amoniac và nitrit bằng phương pháp vi sinh được thịnh thành và tốt nhất hiện nay nhưng để có hiệu quả thì Vi sinh phải khỏe và đủ lượng. Bên cạnh đó, phương pháp xử lý bằng vi sinh cũng có nhiều hạn chế như: Chậm, nhất là quá trình chuyển hóa nitrit sang nitrat; vi sinh vật nitrat hóa rất khó sống, dễ chết trong quá trình bảo quản. Rất ít sản phẩm thương mại có vi sinh vật này, nếu có thì lượng rất ít và không đủ; sự tích tụ của nitrit trong nước, độc, nhất là đối với loài máu đỏ; sản phẩm trên thị trường Việt Nam có chất lượng không đồng đều. Nhiều sản phẩm chất lượng quá kém, lượng vi sinh không đủ, thường chỉ 106-107; thay nước ao nuôi: không kinh tế, khó thực hiện…
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các phương pháp hiệu quả đối với ao nuôi thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp. Với công nghệ BIOFLOC xử lý khí độc trong ao nuôi tôm chi phí đầu tư cao, sử dụng công nghệ này như “con dao hai lưỡi”… Tuy nhiên, Tiến sĩ Lan khẳng định, với công nghệ bà đang nghiên cứu sẽ ứng dụng được rộng rãi cho tất cả người dân nuôi tôm trong thời gian tới.
Ngọc Trang