Quản lí sinh hoạt chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã. Trong huyện có 4 trường trung học phổ thông (THPT) được bố trí ở thị trấn và 3 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, đội ngũ giáo viên (GV) đa số là nhập cư, khả năng tiếp cận và vận dụng các phương pháp dạy học mới còn hạn chế nên chất lượng giáo dục thấp so với các vùng khác. Từ kết quả báo cáo đánh giá hàng năm của các trường THPT cho thấy, hiện nay nội dung sinh hoạt chuyên môn (SHCM) chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hành chính, GV khó chia sẻ kiến thức, chưa sẵn sàng học hỏi và hợp tác để xây dựng kế hoạch bài học, vẫn còn thói quen tập trung phê phán, đánh giá, làm mất đi tính nhân văn của SHCM.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Trên địa bàn thành phố Dĩ An (TP. Dĩ An), tỉnh Bình Dương để đảm bảo quản lý và sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và thống nhất ở các cấp, UBND TP. Dĩ An đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt tại Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 08/4/2014; lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2264/QĐ-UBND ngày 14/8/2018; đồng thời TP. Dĩ An cũng đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm kể từ năm 2015-2020 theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và cũng đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.
Du lịch tỉnh Bình Dương phát triền bền vững (2010 - 2020).
Đây là đề tài nghiên cứu của thạc sĩ Trần Đức Thuận thực hiện vào năm 2021 với mục tiêu phản ánh quá trình lịch sử ngành du lịch tỉnh Bình Dương (2010 - 2020) dưới góc độ phát triển bền vững (chỉ số tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng ngành; thúc đẩy đời sống xã hội phát triển; bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống). Qua đó, đánh giá, rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Dương trong tương lai
Bình Dương: Định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2040
Khoa học, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng góp phân thúc đẩy KH&CN phát triển nhanh hơn nữa. Với xu hướng toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã trở thành chìa khóa động lực để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Pháp luật về quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định - từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
Đây là luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thanh Liêm được thực hiện vào năm 2021 với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn thực hiện thực hiện pháp luật quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định từ thực tiễn tỉnh Bình Dương và trên cơ sở đó xác định các vấn đề về pháp luật và thực tiễn. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quảng cáo thương mại bằng bảng quảng cáo cố định từ thực tiễn tỉnh Bình Dương.
Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng áp dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững, giữ vững thương hiệu và uy tín cao su Dầu Tiếng trên thị trường. Theo xu hướng cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi Công ty phải tự cải tiến công nghệ cũ kém hiệu quả, áp dụng công nghệ mới, hợp lý hóa sản xuất, giảm chi phí giá thành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả ứng dụng GIS vào thực tiễn quy hoạch và quản lý đô thị tỉnh Bình Dương
Việc đầu tư, thiết lập Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đô thị trên nền GIS đem lại nhiều lợi ích cho chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quản trị đô thị; cung cấp, chia sẻ thông tin quản lý đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân có nhu cầu sử dụng; tạo nền tảng để các doanh nghiệp có thể phát triển ứng dụng quản lý, cung cấp dịch vụ; tạo môi trường tương tác, kết nối giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp.