Thành phố Thuận An: Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Thuận An đang trở thành động lực trực tiếp góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian qua, thành phố đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Một số đề tài nghiên cứu đã phát huy được hiệu quả và được áp dụng vào mở rộng ngay trong quá trình thực hiện.
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ đến năm 2025, tầm nhìn 2030
Nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; khuyến khích doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có hoạt động nghiên cứu phát triển theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hình thành lực lượng doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; phát triển hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục… Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Hệ thống Robot vận chuyển y tế - VIBOT
Tháng 4/2020, trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã giao Học viện Kỹ thuật quân sự khẩn trương triển khai đề tài KH&CN độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống robot y tế vận chuyển trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao”
Nâng cao hiệu quả năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Năm 2017, UBND tỉnh phê duyệt Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020, giao Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì thực hiện. Qua 3 năm nỗ lực triển khai thực hiện, đến nay dự án đã đạt được nhiều kết quả, trong đó đã góp phần quan trọng vào việc giúp DN nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu.
Ứng dụng khoa học công nghệ: Nâng cao sức cạnh tranh ngành gỗ
Vượt qua những thách thức do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của tỉnh vẫn tăng trưởng rất ấn tượng. Đây là kết quả của việc nhiều doanh nghiệp (DN) gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới và sử dụng hiệu quả các kênh tiếp thị, bán hàng trực tuyến.
Cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ: Động lực phát triển, đổi mới và sáng tạo
Bình Dương được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong công tác đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN). Trong đó, lĩnh vực thông tin và thống kê KH&CN được tỉnh quan tâm, chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ có tính chiến lược, thay đổi nhận thức của người dân về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống, hướng đến nền kinh tế số, kinh tế bền vững, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.