Công tác quan trắc thủy văn trên sông Đồng Nai…
Quan trắc thủy văn là công tác đo đạc các yếu tố về thủy văn như mực nước, lưu lượng nước.. Song song với công việc đo đạc, quan trắc viên còn phải quan sát các yêu tố khác như hướng gió, hướng dòng chảy, sóng… Tất cả các yếu tố trên sẽ được ghi chép một cách khoa học bằng những con số. Những con số này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý trong các kế hoạch sử dụng nước và phòng chống lũ lụt.
Hướng đi mới của công nghiệp Bình Dương
Là một tỉnh công nghiệp năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp được cấp phép với hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó là một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp và dọc các trục đường giao thông. Theo đánh giá của Sở Công thương Bình Dương, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ ở mức trung bình. Bởi, trong một thời gian dài, Bình Dương đã cấp phép nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường và sử dụng nguồn lao động nhiều như may mặc, da giày, đồ gỗ... Điều này đã tạo ra nhiều áp lực về vấn đề lao động, các vấn đề về môi trường, đô thị.
Áp dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp: lợi cả đôi đường!
Tuy là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhưng tỉnh Bình Dương cũng chú trọng phát triển nông nghiệp, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) đã từng bước nâng cao giá trị nông sản của tỉnh. Đồng thời, việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH&CN đã giúp cho người dân nâng cao thu nhập, có thể chủ động sản xuất được nhiều loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khoa học công nghệ, nền tảng thiết yếu cho thành phố thông minh
Hiện nay, việc xây dựng thành phố thông minh gắn liền với khoa học công nghệ đang trở thành xu thế của nhiều quốc gia như Seoul (Hàn Quốc), New York (Hoa Kỳ), Tokyo (Nhật Bản), Amsterdam (Hà Lan)… Trong đó, các ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng để tạo sự kết nối, mọi quy trình được điều khiển từ xa hoặc tự động hóa mà không cần đến sự can thiệp của con người. Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020, tỉnh Bình Dương từng bước xây dựng một thành phố thông minh, tạo nên một tương lai phát triển bền vững.
Thị xã Thuận An: Kết quả thực hiện công tác khoa học công nghệ giai đoạn 2011 - 2015, 6 tháng đầu năm năm 2016
Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015: Trong các năm qua, trên địa bàn thị xã Thuận An nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng vào trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, mô hình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, điểm trình diễn kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông. Qua đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội địa phương. Điển hình một số mô hình như: Trồng rau thủy canh tại phường Hưng Định; điều tra an toàn thực phẩm tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thị xã Thuận An; xây dựng, quản lý nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu và một số mô hình nông nghiệp đô thị chuyển giao giống mới… Hầu hết, các mô hình đều có khả năng giúp nông dân ứng dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Áp dụng mức xử phạt mới trong lĩnh vực hóa chất
Từ ngày 15/9/2016, Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp bắt đầu có hiệu lực
Hiệu quả cao từ các mô hình trang trại công nghệ cao tại huyện Bàu Bàng
Những năm qua, bên cạnh việc phát triển Công nghiệp - Dịch vụ, huyện Bàu Bàng luôn xác định nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nhân dân địa phương. Trong giai đoạn 2014 - 2015, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng cao, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại từng bước phát triển về số lượng và chất lượng, xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi ... từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao