Tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 (sau đây gọi là “Luật SHTT”), đã trải qua 10 năm thi hành kể từ ngày có hiệu lực 01/07/2006.
Tạo điều kiện tối đa cho phát triển lĩnh vực sở hữu trí tuệ vươn lên nhóm dẫn đầu trong ASEAN
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng thể hiện rõ nét là công cụ phát triển kinh tế hiệu quả ở Việt Nam. Trước đây, quyền SHTT như một đặc ân riêng của các nước phát triển và Việt Nam chưa bắt nhịp được với sự phát triển kinh tế dựa vào quyền SHTT. Tuy nhiên, sau hàng chục năm nỗ lực kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới của ta, nhất là sau khi gia nhập WTO, quyền SHTT đã được các doanh nghiệp quan tâm và bước đầu sử dụng, khai thác hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua.
Hội nghị Quản lý sở hữu trí tuệ năm 2016
Ngày 28 tháng 10 năm 2016 vừa qua tại Hải Phòng, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị Quản lý sở hữu trí tuệ năm 2016. Tham dự Hội nghị có ông Trần Việt Thanh – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, ông Lê Khắc Nam – Ủy viên Ban Thường vụ thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng và hơn 200 đại biểu đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ các địa phương, các doanh nghiệp và một số viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan báo chí đến tham dự.
Hỏi - đáp về sở hữu công nghiệp
Nhãn hiệu tập thể thường là của một hiệp hội hoặc một tập thể mà các thành viên của nó có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để quảng bá sản phẩm của mình. Hiệp hội thường thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định cho việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (chẳng hạn như các tiêu chuẩn về chất lượng) và cho phép các thành viên sử dụng nhãn hiệu nếu họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.
Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bất kể doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn cũng đang tạo ra và sử dụng rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, bạn nên xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để bảo hộ, quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này