Mời tham dự Tuần lễ Sở hữu trí tuệ Singapore 2016
Tuần lễ Sở hữu trí tuệ là một sự kiện thường niên tại Singapore. Tuần lễ Sở hữu trí tuệ 2016 do Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS), Viện hàn lâm Sở hữu trí tuệ, Văn phòng Các vấn đề quốc tế IPOS và Viện Định giá Sở hữu trí tuệ phối hợp tổ chức. Được tổ chức năm thứ 5 liên tiếp, Tuần lễ Sở hữu trí tuệ Singapore đã trở thành diễn đàn hàng đầu ở châu Á dành cho lãnh đạo các doanh nghiệp và các điển hình thành công của hệ sinh thái sở hữu trí tuệ kết nối và trao đổi thông tin. Tuần lễ Sở hữu trí tuệ 2016 sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Singapore, bà Indranee Rajah, khai mạc.
Mời tham dự triển lãm "Sáng chế ở thành phố Côn Sơn, Tô Châu, Trung Quốc"
IEIK 2016 giới thiệu các sáng chế, công nghệ và sản phẩm mới, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, thiết bị chế tạo đầu cuối, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ thông tin mới, các ngành công nghiệp chiến lược nổi bật và các dự án về văn hóa, v.v., công nghệ tiên tiến/ứng dụng, các sản phẩm có tiềm năng trên thị trường hoặc gần gũi với đời sống hàng ngày. Đặc biệt, triển lãm ưu tiên cho sự phát triển của các ngành dịch vụ hiện đại, công nghệ và thiết bị chế tạo thông minh, v.v., Các sản phẩm tham dự triển lãm phải được bảo hộ độc quyền sáng chế hoặc đã nộp đơn đăng ký sáng chế.
Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020
Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho khoảng 1.000 cá nhân, tập trung vào các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam; hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh; hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phân biệt giữa Nhãn hiệu và Nhãn hàng hóa
Hãy mua và sử dụng những loại hàng hóa có nhãn hàng hóa rõ ràng, đầy đủ các nội dung qui định, đó chính là cách tiêu dùng thông minh, góp phần cùng với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, các cơ quan quản lý nhà nước đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu trên thị trường
Những điểm mới về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được xử lý bằng các biện pháp hành chính. Khi tham gia Hiệp định TPP, biện pháp dân sự, hình sự có thể sẽ được áp dụng nhiều hơn. Theo đó, các hành vi cố tình giả mạo nhãn hiệu, nhập/xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo, sao chép bản quyền hoặc các quyền liên quan trên quy mô thương mại có thể phải chịu các chế tài hình sự. Chủ sở hữu có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi và ngăn ngừa các hành vi xâm phạm khác.
Tên miền trong mối quan hệ với sở hữu trí tuệ
Tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ theo phạm vi của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Bởi nó mang lại lợi ích rất lớn từ việc khai thác, tạo giá trị tiền tệ, một công cụ hấp dẫn để tiến hành thương mại. Sở hữu một nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý... có giá trị thì tên miền càng có giá trị. Một số tên miền có giá trị thương mại rất lớn, có thể điểm danh một số tên miền có giá trị lớn hiện nay như: MM.com, eBet.com, Cameras.com...
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2016 “Sáng tạo số: Tái hiện văn hóa”
Tháng 10 năm 1999, Đại hội đồng WIPO đã thông qua tuyên bố lấy ngày 26 tháng 4- là ngày Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (công ước Stockholm 1967) bắt đầu có hiệu lực (26/4/1970) làm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới. Theo đó, mỗi năm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đều có một chủ đề, chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2016 là “Sáng tạo số: Tái hiện văn hóa”.