Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương: Sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII
Thực hiện Công văn số 1730-CV/ĐUK ngày 13/3/2018 của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh về việc sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tổng kết chuyên đề 2017. Và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII và 01 năm tổ chức thực hiện chuyên đề năm 2017 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Hơn 60 học viên tham gia đào tạo nghiệp vụ kiểm tra Nhà nước về đo lường
Nhằm trang bị một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường đối với các phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn trong phạm vi quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương theo quy định của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngày 27/4/2018, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, tổ chức đào tạo "Nghiệp vụ kiểm tra Nhà nước về đo lường".
Phân lập và định danh một số chủng nấm mối mọc ngoài tự nhiên
Nấm mối là loại nấm cộng sinh, có đời sống dị dưỡng, chúng sử dụng các loại chất hữu cơ khác nhau trong tổ mối. Meo giống phát triển ở dạng hệ sợi, các sợi nấm ăn có dạng ống tròn, đường kính khoảng 2 - 4 µm. Các ống này đều có vách ngăn ngang tạo các tế bào. Nấm có cấu tạo tế bào của các sinh vật có nhân thật (Eukaryote) tuy nhiên nó cũng có đặc trưng riêng: thành tế bào cấu tạo chủ yếu là kitin - glucan. Sợi nấm có thể phát triển từ bào tử hay từ một đoạn sợi nấm. Bào tử nẩy mầm theo các hướng khác nhau, sợi nấm phân nhánh nhiều lần tạo thành một mạng sợi nấm dày chằng chịt và có màu trắng (Botha and Eicker, 1991b).
Ứng dụng xơ dừa tươi để chế tạo vật liệu COMPOSITE
Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu là phế phụ phẩm xơ dừa dồi dào, nhưng chưa có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó xử lý túi nilon là bài toán nan giải. Rác thải túi nilon khi thải ra môi trường rất nguy hại bởi phải mất hàng chục năm những chiếc túi này mới có thể phân hủy được.