a. Tên luận văn: Đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Ngụy Công Luận
c. Tên cơ quan cử đi học: Văn phòng HĐND - UBND thị xã Bến Cát
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Học viện Hành chính Quốc gia
đ. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Quản lý công chức hành chính nhà nước là một hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung: tuyển dụng, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách; bố trí, phân công, điều động, thuyên chuyển công tác; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật,… Mỗi nội dung đều có một vai trò và vị trí nhất định, các nội dung có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá công chức là khâu tiền đề, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác. Đánh giá công chức là một trong các biện pháp quản lý thông qua việc sử dụng những tiêu chí và phương thức nhất định nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Công tác đánh giá công chức hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, hình thức và chưa đảm bảo chất lượng công chức, tiêu chuẩn đánh giá còn chưa ph hợp và ảnh hưởng đến tiến trình phát triển chung của tổ chức. Việc đánh giá công chức đã không có tác dụng động viên công chức làm việc hiệu quả, đồng thời đã bao che, dung túng cho sự chây lười, làm việc thiếu nghiêm túc. Do đó, để giúp công tác quản lý công chức ngày một tốt hơn, tác giả Ngụy Công Luận đã chọn chủ đề này cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và pháp lý về đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; phân tích thực trạng đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới công tác đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã, tác giả trình bày những quan điểm Quan điểm về đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát và một số giải pháp đổi mới công tác đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương: Xây dựng quy chế đánh giá công chức hàng năm; tuân thủ các nguyên tắc đánh giá công chức; xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng; sử dụng các phương pháp đánh giá khoa học; đổi mới quy trình đánh giá công chức; xây dựng bản mô tả công việc và tiến hành đánh giá theo từng vị trí việc làm; sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá công chức hàng năm cho hoạt động quản lý công chức.
Ngoài ra, Luận văn còn chủ động đề xuất, kiến nghị với tỉnh, thị xã điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề chưa ph hợp để công tác đánh giá công chức hàng năm nói chung và tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã đạt kết quả tốt hơn. Những giải pháp trên mang tính cơ bản, thực hiện tốt sẽ góp phần rất lớn giúp hoàn thiện đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã. Thực hiện điều này đòi hỏi có sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và bản thân mỗi công chức, trong đó cần thiết phải tạo ra được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía xã hội, người dân.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)