a. Tên luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương
b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Trần Nam Ni
c. Tên cơ quan cử đi học: Ban An toàn Giao thông tỉnh Bình Dương
d. Tên viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Giao thông Vận tải - Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh
đ. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư công
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương
- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án ĐTXD công trình giao thông tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương, đảm bảo việc quản lý chi phí tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chi phí ĐTXD sử dụng vốn ngân sách nhà nước
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với dự án đầu tư công nói chung và dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông nói riêng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các dự án đạt được các mục tiêu, hiệu quả đã đề ra và nhất là đảm bảo sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả tiết kiệm.
Để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án, khắc phục tình trạng phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án và nhất là ảnh hưởng đến kế hoạch bố trí nguồn vốn, tác giả đã triển khai đề tài nhằm hệ thống cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại đơn vị, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án đầu tư.
Tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo điều hành thực hiện, nên công tác quản lý dự án nói và công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói riêng được thực hiện theo quy định.
Công tác tham mưu, lập kế hoạch vốn hàng năm được thực hiện tốt, đảm bảo nguồn vốn được bố trí cho dự án trong suốt thời gian của dự án. Hạn chế được tình trạng phân bổ vốn không đều, không kịp tiến độ của dự án, không để xảy ra tình trạng dự án không thể triển khai được do thiếu vốn…
Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, yêu cầu đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý có vai trò hết sức quan trọng, nhất là vai trò của chủ đầu tư. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định; chi phí đầu tư phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).