Đây là đề tài của tác giả Đỗ Thanh Tùng thực hiện hoàn thành vào năm 2019 với mong muốn triển khai kết quả của đề tài vào công tác huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền nam của trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Phú Giáo nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển của trường.
Trong những năm qua, môn bóng chuyền đã được trường THPT đưa vào giảng dạy với hình thức là môn thể thao tự chọn. Ngoài mục đích tăng cường sức khỏe, hoàn thiện thể chất thì môn bóng chuyền còn phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, từ đó phát huy được năng lực sở trường của các em. Đây cũng là cái nôi phát hiện tài năng bóng chuyền, đóng góp cho phong trào thể thao của nhà trường và địa phương.
Trường THPT Nguyễn Huệ, tuy là một trường vùng sâu vùng xa của tỉnh nhưng các qua thầy và trò của Trường không ngừng cố gắng vương lên vượt qua mọi khó khăn để đạt được những thành tích đáng khích lệ được các cấp chính quyền đoàn thể ghi nhận. Hàng năm, số lượng học sinh đạt huy chương ở các cuộc thi thể thao dành cho học sinh ngày một tăng.
Để triển khai đề tài, tác giả đã xác định các test đánh giá sức bật từ đó đánh giá thực trạng về sức bật cho vận động viên bóng chuyền; thực hiện tổng hợp một số bài tập phát triển sức bậtcho vận động viên, phỏng vấn các huấn luyện viên, chuyên gia, các nhà chuyên môn để lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bật cho vận động viên; ứng dụng một số bài tập phát triển sức bật và đánh giá dự phát triển về sức bật cho đội tuyển của Trường.
Các bài tập được chọn đảm bảo tính khoa học, chính xác nhất phù hợp cới khách thể nghiên cứu dựa trên kết quả phỏng vấn của 40 huấn luyện viên, chuyên gia, các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực bóng chuyền.
Để ứng dụng một số bài tập phát triển sức bật, trước hết là xây dựng kế hoạch tập luyện, sau đó triển khai các nội dung thực hiện một số bài tập (bật lò cò một chân 2x30m, bật lò cò một chân lên cầu thang, bật hố cát, bật rút gối cao tầm ngực liên lục…).
Để đánh giá hiệu quả của các bài tập, tác giả đã triển khai thực nghiệm tại trường trong 3 tháng. Kết quả, sau 3 tháng luyện tập thì các test đánh giá sức bật của vận động viên bóng chuyền nam trường THPT Nguyễn Huệ đều có tính đại diện cao khi có 5/5 test có ɛ ≤ 0,05%. Giá trị trung bình các test đủ tính đại diện. Các bài tập luyện cho vận động viên trong 3 tháng đều có các chỉ số đánh giá về sức bật tăng, khẳng định lựa chọn bước đầu phát huy tác dụng.
Sau 6 tháng tập luyện, dưới tác động của một số bài tập đã chọn, tất cả các test đánh giá đều cao hơn trước khi thực nghiệm, điều đó cho thấy sự tăng trưởng đó măng tính quy luật chứ không ngẫu nhiên.
Qua phân tích kết quả đề tài cho thấy, một số bài tập mà đề tài đã ứng dụng bước đầu có hiệu quả tích cực trong việc phát triển sức bật cho vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam của trường THPT Nguyễn Huệ, trình độ thể lực của khách thể nghiên cứu trong giai đoạn huấn luyện vẫn phát triển bình thường theo quy luật. Các chỉ tiêu nghiên cứu về tổ chức thể lực đều có sự phát triển nhờ sự chi phối của quy luật tăng trưởng và ảnh hưởng tốt của quá trình luyện tập có hệ thống.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).