a. Tên luận văn: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase trong phân đoạn D, E, O của cao ethyl acetate từ thân cây Duối ô rô (Streblus ilicifolius)
b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Võ Thị Kim Quyên
c. Tên cơ quan cử đi học: Trung tâm Kiểm nghiệm
d. Tên viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh
đ. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase trong phân đoạn D, E, và O của cao ethyl acetate từ thân cây Duối ô rô (Streblus ilicifolius). Qua đó có thể tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có cấu trúc mới mang hoạt tính cao làm cơ sở cho ngành tổng hợp hóa dược
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Hiện nay nhiều sản phẩm làm sáng da, chống nám sử dụng hoạt chất là các chất ức chế enzyme tyrosinane. Tuy nhiên những hoạt chất ức chế enzyme tyrosinane hiện nay như hydroquinone và arbutin lại có vấn đề về sự an toàn và tính hiệu quả. Do đó, việc tìm kiếm các hợp chất ức chế tyrosinane có nguồn gốc từ tự nhiên hiện vẫn là mối quan tâm của các nhà hóa sinh để làm nguyên liệu cho ngành công nghệ dược phẩm và hóa mỹ phẩm.
Từ đó, tác giả đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase trong phân đoạn D, E, O của cao ethyl acetate từ thân cây Duối ô rô (Streblus ilicifolius)” nhằm tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có cấu trúc mới mang tính cao làm cơ sở cho ngành tổng hợp hóa dược.
Sự hình thành melanin ở biểu bì da giúp chống lại tác động gây hại của tia tử ngoại mặt trời, tuy nhiên khi tích tự một lượng lớn sẽ gây ra hiện tượng sạm đen da. Qua quá trình trên cho thấy nếu giảm được sự hình thành dopachrome thì có thể hạn chế sự tạo thành của eumelanin, từ đó giảm sự tạo thành sắc tố melanin trong cơ thể. Một biện pháp được nhiều nhà khoa học hiện nay quan tâm để điều trị sạm da là ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase.
Từ cao ethyl acetate của thân cây Duối ô rô, tiến hành sắc ký cột nhiều lần kết hợp với sắc ký bản mỏng điều chế trên pha thường với nhiều hệ dung môi có độ phân cực khác nhau đã phân lập được 7 hợp chất: (1) có dạng rắn, không màu, tan tố trong dung môi chloroform hay acetone; (2) có dạng tinh thể, màu trắng, mùi thơm, tan tốt trong dung môi chloroform hay acetone; (3) có dạng bột, màu trắng, tan tốt trong dung môi chloroform hay acetone; (4) có dạng rắn, màu trắng, tan tốt trong dung môi chloroform; (5) có dạng bột, màu vàng, tan tốt trong dung môi acetone; (6) có dạng bột, màu vàng, tan tốt trong dung môi acetone và (7) có dạng bột, màu vàng, tan tốt trong dung môi acetone.
Từ thân cây Duối ô rô thu thập tại thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã điều chế được cao n-hexane, cao ethyl acetone và cao methanol. Trong đó, cao ethyl acetone được xác nhận có khả năng ức chế enzyme tyrosinase mạnh nhất, cao methanol cũng có khả năng ức chế enzyme tyrosinase mạnh so với chất đối chứng dương acid kojic.
Nghiên cứu này chứng tỏ tiềm năng tìm thấy các chất mới trong cây Duối ô rô, đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học như hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase. Do đó, tác giả đề nghị cần tiếp tục tiến hành phân lập và khảo sát trên các phân đoạn còn lại của cao ethyl acetone từ thân cây Duối ô rô. Song song đó, có thể tiến hành một số nghiên cứu về các hoạt tính sinh học khác của các cao chiết từ cây này, ví dụ như hoạt tính chống oxy hóa, khả năng gây độc dòng tế bào ung thư B16F10…
f. Năm tốt nghiệp: 2020
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).