a. Tên luận văn: Pháp luật về hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội và thực tiễn tại tỉnh Bình Dương
b. Họ và tên cá nhân: Nguyễn Thành Khương Duy
c. Tên cơ quan cử đi học: thanh tra nhà nước tỉnh Bình Dương
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: đại học kinh tế tp HCM
e. Mục tiêu nghiên cứu: đề tài nghiên cứu với mục đích làm rõ:
- Những vấn đề lý luận về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực kinh tế xã hội
- Thực trạng pháp luật về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực kinh tế xã hội
- Thực trạng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại tỉnh Bình Dương để từ đó đưa ra một số kiến nghị
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Theo pháp luật Việt Nam, công tác thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý Nhà nước của nhiều cấp từ Trung ương đến địa phương. Theo cách hiểu thông thường hoạt động thanh tra (HĐTTr) lĩnh vực kinh tế - xã hội được coi là một trong những phương diện hoạt động chủ yếu, trở thành một trong những nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan Thanh tra.
Thực tiễn hoạt động thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đã góp phần giải quyết được các vấn đề phát sinh, đáp ứng được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước các cấp tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, quy định pháp luật còn chưa phù hợp…Vì vậy, Luận văn của tác giả Nguyễn Thành Khương Duy đề cập đến mội số nội dung cơ bản về pháp luật thanh tra, hoạt động thanh tra hành chính, chỉ ra những điểm hạn chế để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật góp phần ứng dụng vào thực tiễn công tác của cơ quan Thanh tra tỉnh Bình Dương cũng như ngành Thanh tra nói chung trong thời gian tới
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác thanh tra hành chính: từ khái niệm, nguyên tắc hoạt động, quy trình thanh tra, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng HĐTTr...chúng ta nhận thấy Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm coi trọng và đòi hỏi ngày càng cao đối với công tác thanh tra. Điều này càng có ý nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hội nhập quốc tế của nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương là yêu cầu tất yếu khách quan và là cần thiết đối với thanh tra tỉnh Bình Dương nói riêng và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương nói chung.
Kết quả của HĐTTr hành chính lĩnh vực thanh tra KTXH những năm qua đã chỉ ra được những vấn đề bất cập, những hạn chế, khuyết điểm trong công tác quản lý, những sai phạm về kinh tế, thu hồi cho Ngân sách nhà nước giá trị kinh tế lớn, kiến nghị, xử lý kịp thời các sai phạm khuyết điểm, góp phần làm trong sạch tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Có thể khẳng định, HĐTTr hành chính lĩnh vực KTXH của ngành Thanh tra tỉnh Bình Dương trong suốt thời gian qua luôn hướng vào những lĩnh vực quản lý nhà nước trọng yếu hoặc những vấn đề mà xã hội quan tâm, qua đó góp phần tích cực cho việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các tiêu cực, tham nhũng, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, HĐTTr hành chính lĩnh vực KTXH vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn về cơ sở pháp lý, thẩm quyền, các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trong HĐTTr, chế tài xử lý…Vì vậy khắc phục các tồn tại, hạn chế đã nêu hiện nay Thanh tra tỉnh Bình Dương đang có kế hoạch xây dựng phần mềm công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý ngành Thanh tra trên địa bàn tỉnh…
g. Năm tốt nghiệp: 2020
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).