a. Tên luận văn: Quản lí hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
b. Họ và tên cá nhân: Lê Thị Phượng Huỳnh
c. Tên cơ quan cử đi học: Trường mẫu giáo Phú An
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý đối với công tác quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non của địa phương
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Như chúng ta đã biết, sức khỏe là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là vấn đề cấp thiết hiện nay. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, đời sống vật chất và tinh thần cũng được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc phòng bệnh trẻ được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ giữ vai trò quan trọng ở trường mầm non, làm tốt các công tác phòng chống dịch bệnh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ… nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tác giả Lê Thị Phượng Huỳnh đã chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” làm luận văn cho mình.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương. Kết quả nghiên cứu lý luận đã trình bày rõ những khái niệm, nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện hiệu quả hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non, cũng như trong công tác quản lý hoạt động này.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu thực tiễn cũng chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục như: Các trường còn hạn chế trong thực hiện nội dung, hình thức hoạt động phòng ngừa bệnh sởi, bệnh quai bị, tiêu chảy, cảm cúm và viêm đường hô hấp; hạn chế trong tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các ổ dịch cũ, vùng trọng điểm; kế hoạch thực hiện công tác y tế - vệ sinh trường học còn hạn chế; các trường chưa xây dựng hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên biện pháp phòng chống dịch bệnh theo mùa; công tác kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch, giao nhiệm vụ cũng như trong kiểm tra chế độ báo cáo kịp thời khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh cho các cơ quan địa phương liên quan còn hạn chế trong quá trình thực hiện…
Qua đó, tác giả đã đề xuất được 5 biện pháp mang tính khả thi và cần thiết khi vận dụng vào trong thực tế, góp phần nâng cao kết quả trong quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương, cụ thể: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non; xây dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế - vệ sinh trường học; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế nhằm đáp ứng tốt yêu cầu trong phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non; phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non; tăng cường công tác kiểm tra phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non.
Trong các biện pháp được đề xuất, tác giả đã thể hiện thăm dò ý kiến của các giáo viên, cán bộ quản lý tại các trường MN trên địa bàn Bến Cát, Bình Dương, các biện pháp được đánh giá cao tính khả thi và cần thiết. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động phòng chống dịch bệnh cho trẻ, giúp trẻ mạnh khỏe, phát triển toàn diện, các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ.
g. Năm tốt nghiệp: 2020