a. Tên luận văn: Quản lí hoạt động thư viện thân thiện tại trường tiểu học trên địa bàn thị xã bến cát, tỉnh Bình Dương
b. Họ và tên cá nhân: Nguyễn Thị Tuyết Minh
c. Tên cơ quan cử đi học: trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động thư viện thân thiện và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thư viện thân thiện tại trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt) :
Hiện nay, mọi người sống trong một thế giới hiện đại, luôn chuyển động, sự hình thành năng lực, kĩ năng của con người đều phải thông qua quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. Trong các phương tiện hỗ trợ con người thực hiện quá trình ấy chính là sách, tài liệu tham khảo…Có thể nói, sự hình thành đạo đức, nhân cách và phẩm giá của con người một phần là do đọc sách. Văn chương hướng con người tới Chân - thiện - mĩ, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích cho xã hội.
Thư viện thân thiện góp phần hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh từ những những cấp học sớm nhất thông qua các hoạt động phong phú, hấp dẫn, gợi sự tò mò của các em từ đó thúc đẩy các em yêu thích sách và say mê đọc sách. Thư viện thân thiện mang lại hữu ích cho giáo viên vì họ có các nguồn tài nguyên, tài liệu trong thư viện để hoàn thiện kiến thức của mình để chuẩn bị cho bài giảng phong phú hơn và giải đáp các thắc mắc của học sinh….
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động thư viện thân thiện tại trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương” dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng trong công tác quản lý hoạt động này, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã.
Để đạt được mục tiêu, tác giả đã trưng cầu ý kiến của tất cả các phiếu hỏi. Cụ thể như sau: Tổng số phiếu phát ra 400 phiếu, thu về 400 phiếu gồm: CBQL: 35 phiếu; GV: 115 phiếu; HS: 250 phiếu ở 15 trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Bến Cát về thực trạng quản lý hoạt động thư viện thân thiện tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường.
Với những phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã chỉ ra một số hạn chế thiếu sót của việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá trong công tác quản lý hoạt động thư viện thân thiện tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương từ đó đề xuất một số biện pháp triển khai hiệu quả:
- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa hoạt động thư viện thân thiện ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương;
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện thân thiện ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương;
- Các điều kiện phục vụ các hoạt động thư viện thân thiện ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương;
- Tổ chức hiệu quả hoạt động của tổ cộng tác viên thư viện, chú trọng xây dựng và tổ chức tốt mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh, kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường và Hội cha mẹ học sinh; đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động thư viện thân thiện.
g. Năm tốt nghiệp: 2020
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).