a. Tên luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
b. Họ và tên cá nhân: Trịnh Thị Hạnh
c. Tên cơ quan cử đi học: trường tiểu học Hồ Hảo Hớn, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương
e. Mục tiêu nghiên cứu:
- trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang được gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông (TAGT) thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại. ATGT luôn là vấn đề nóng ở mọi thời điểm, bởi gần như ngày nào cũng xảy ra tai nạn giao thông, có những vụ gây ra cái chết cho nhiều người, trong đó có trẻ em. Việc giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông cần được thực hiện từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bản thân là một giáo viên và là cán bộ quản lý nhà trường tiểu học, tác giả Trịnh Thị Hạnh nhận thấy cần phải chuyên tâm tích cực nghiên cứu để tìm ra những biện pháp quản lý cụ thể nhằm góp phần thực hiện giáo dục ATGT và quản lý giáo dục ATGT đạt kết quả tốt và đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Từ những vấn đề thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu.
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn như phân tích hồ sơ quản lý, phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp toán học thống kê nhằm đưa ra những kết quả đáng tin cậy.
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế giáo dục hiện nay đối với các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương cụ thể như: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở các trường tiểu học cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh; Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở các trường tiểu học phù hợp với kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường; Tăng cường chỉ đạo thực hiện giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học; Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.
g. Năm tốt nghiệp: 2020
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).