a. Tên luận văn: Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương
b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Nguyễn Chí Hiếu
c. Tên cơ quan cử đi học: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương
d. Tên viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh
đ. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thúc đẩy sự phát triển các đơn vị kinh doanh vận tải, hình thành thị trường vận tải có tính xã hội hóa, tính cạnh tranh cao, bình đẳng và lành mạnh. Phát triển các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao.
- Phát triển hợp lý về số lượng và chủng loại phương tiện VTHKCC nói chung và xe buýt nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng hiện đại, tiện nghi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, làm chủ và phát triển các công nghệ mới trong quản lý và điều hành VTHKCC, nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC
- Từng bước hình thành phát triển giao thông đô thị bền vững, thiết lập được một hệ thống giao thông hỗ trợ tốt cho việc phát triển kinh tế của đô thị gắn chặt với gìn giữ môi trường và đảm bảo quyền đi lại của mọi người dân.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Nhằm phát triển giao thông đô thị bền vững, tác giả Nguyễn Chí Hiếu - Sở GTVT tỉnh Bình Dương đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ với mục đích quán triệt những chủ trương của Đảng và Nhà nước để Nhanh chóng phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi; phát triển hệ thống giao thông tĩnh; kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị. Nội dung cụ thể:
Nhằm phát triển giao thông đô thị bền vững, tác giả Nguyễn Chí Hiếu - Sở GTVT tỉnh Bình Dương đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ với mục đích quán triệt những chủ trương của Đảng và Nhà nước để Nhanh chóng phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi; phát triển hệ thống giao thông tĩnh; kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị. Nội dung cụ thể:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thúc đẩy sự phát triển các đơn vị kinh doanh vận tải, hình thành thị trường vận tải có tính xã hội hóa, tính cạnh tranh cao, bình đẳng và lành mạnh. Phát triển các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao.
- Phát triển hợp lý về số lượng và chủng loại phương tiện VTHKCC nói chung và xe buýt nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng hiện đại, tiện nghi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, làm chủ và phát triển các công nghệ mới trong quản lý và điều hành VTHKCC, nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC.
- Từng bước hoàn thành phát triển giao thông đô thị bền vững, thiết lập được một hệ thống giao thông hỗ trợ tốt cho việc phát triển kinh tế của đô thị gắn chặt với gìn giữ môi trường và đảm bảo quyền đi lại của mọi người dân.
Theo kết quả đề tài, hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Tuy nhiên theo số liệu cho thấy, mặc dù cả hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có chính sách trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận với dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, tuy nhiên hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Bình Dương đã rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt là giải pháp phù hợp, hiệu quả cho các đô thị đang phát triển, nơi mà các phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến, hiện đại chưa có điều kiện để xây dựng.
Sự phát triển của dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải gắn liền với sự tăng trưởng đồng thời về cả chất lượng và số lượng.
Ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu để khiến dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trở nên gần gũi và thu hút hơn đối với hành khách.
Đa dạng hóa các loại hành trình cũng như loại tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để đáp ứng các nhu cầu đi lại khác nhau của người dân.
Quan tâm, lắng nghe và đề ra các giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng dịch vụ theo đánh giá của hành khách. Có các chế tài cần thiết để phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, hạn chế sự cạnh tranh trực tiếp, thiếu lành mạnh của các loại hình khác.
Quan tâm, xử lý các vấn đề xã hội phát sinh tại các điểm đầu, cuối, dừng đỗ dọc đường và trên tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt như nạn cướp giật, móc túi...
Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cần phải gắn với các cơ chế chính sách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ Chính quyền của địa phương. Hỗ trợ trực tiếp là thông qua trợ giá, gián tiếp là thông qua các cơ chế chính sách khác…
Trên cơ sở định hướng phát triển VTHKCC của Nhà nước, định hướng phát triển VTHKCC của tỉnh Bình Dương, luận văn đã đề xuất được 8 giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với VTHKCC bằng xe buýt theo hướng cung cấp dịch vụ thuận tiện, phù hơp với nhu cầu của đa số người dân để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tạo lập hình thức mới trong hoạt động vận tải khách, tạo tiền đề góp phần hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, cải thiện sự đi lại của các tầng lớp dân cư, cán bộ, công nhân, học sinh... một cách thuận tiện nhất; giảm mật độ lưu thông phương tiện, tránh hiện tượng ùn tắc giao thông những ngày, giờ cao điểm, hạn chế tai nạn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; giảm chi phí đầu tư mua sắm phương tiện cá nhân, chi phí nhiên liệu, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trong khoản chi cải tạo, sửa chữa hệ thống đường giao thông nhanh xuống cấp do có quá nhiều phương tiện cùng tham gia.
Trong những năm tới, mạng lưới VTHKCC trên địa bàn tỉnh sẽ được hình thành và ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài tỉnh từng bước tổ chức xe buýt thay xe tuyến vận tải khách cố định để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân ở những cự ly đi lại hợp lý nhất.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).