a. Tên luận văn: Xây dựng chương trình huấn luyện phát triển thể lực cho vận động viên bóng chuyền nam trẻ MC Bình Dương sau sáu tháng tập luyện
b. Họ và tên cá nhân: Trương Thị Thu Thanh
c. Tên cơ quan cử đi học: THPT Trần Văn Ơn
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Đại học thể dục thể thao TP HCM
e. Mục tiêu nghiên cứu: đề tài nhằm xây dựng chương trình huấn luyện phát triển thể lực cho vđv bóng chuyền nam trẻ MC Bình Dương sau sáu tháng tập luyện, từ đó đề xuất việc điều chỉnh kế hoạch huấn luyện cho những năm tiếp theo.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Những năm gần đây, bóng chuyền được đầu tư khá chỉnh chu trong ngành thể thao Bình Dương. Nhắc đến bóng chuyền thì không ai không biết đến đội bóng chuyền MC Bình Dương, với bề dày thành tích nhiều năm tham gia giải vô địch quốc gia, đặc biệt năm 2019 đứng thứ 3 cúp Hùng Vương và đứng thứ 4 giải vô địch quốc gia… Để đạt được thành tích như trên là nhờ bóng chuyền tỉnh Bình Dương được đầu tư đáng kể, cộng với sự nhiệt tình của cán bộ chuyên môn và do một nguyên nhân không thể thiếu là do trình độ tập luyện đúng mức và có bài bản.
Việc huấn luyện và huấn luyện thể lực chuyên môn luôn được gắn với việc tiếp thu, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo cho VĐV. Để thực hiện được nhiệm vụ trên thì ngay trong quá trình tập luyện thể lực luôn đồng bộ với việc kiểm tra đánh giá năng lực phát triển của VĐV. Với mục đích góp phần cho công tác đào tạo và huấn luyện để giữ vững và nâng cao thành tích thi đấu cho Bóng chuyền tỉnh Bình Dương, vì vậy tác giả Trương Thị Thu Thanh mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng chương trình huấn luyện phát triển thể lực cho vận động viên bóng chuyền nam trẻ MC Bình Dương sau sáu tháng tập luyện”.
Đề tài nhằm xây dựng chương trình huấn luyện phát triển thể lực cho vận động viên bóng chuyền nam trẻ MC Bình Dương sau sáu tháng tập luyện, từ đó đề xuất việc điều chỉnh kế hoạch huấn luyện cho những năm tiếp theo.
Hiện nay trong xu hướng bóng chuyền hiện cùng với việc huấn luyện kỹ, chiến thuật thì nội dung huấn luyện thể lực lại rất được các HLV chú trọng và đề cao bởi vì mức độ ảnh hưởng của thể lực là một trong những nhân tố quyết định giúp VĐV đạt được năng lực phong độ có thành tích cao.
Qua phân tích tổng hợp các công trình nghiên cứu về phương pháp huấn luyện tố chất thể lực nói chung và phương pháp huấn luyện chuyên môn nói riêng cho VĐV bóng chuyền của các chuyên gia thế giới và Việt Nam, chúng tôi đã cơ bản hình thành những cơ sở lý luận mang tính định hướng huấn luyện và sử dụng các phương pháp, phương tiện tập luyện chung nhằm hoàn thiện và phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV trẻ, để định hướng các bước tiếp theo của đề tài.
Đề tài đã lựa chọn được 11 test để đánh giá thể lực cho VĐV bóng chuyền nam trẻ MC Bình Dương gồm; thể lực chung 7 test: Chạy 30m xuất phát cao, T-test, nằm sấp chống đẩy, ném bóng rổ, bật xa tại chỗ, chạy 12 phút (test Cooper), ngồi với, thể lực chuyên môn 4 test; Bật cao có đà, bật chắn, chạy đà bật nhảy đập bóng liên tục, chạy 9 - 3 - 6 - 3 – 9.
Chương trình phát triển thể lực cho vận động viên bóng chuyền nam trẻ MC Bình Dương sau 6 tháng tập luyện là có hiệu quả với thành tích kiểm tra của 11/11 test đều có sự tăng trưởng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P >0.05. Ngoài hiệu quả của chương trình phát triển thể lực của đội bóng chuyền nam trẻ MC Bình Dương có tác động đến thành tích chuyên môn vì đã đạt được mục tiêu đề ra là đứng thứ 5 toàn giải.
g. Năm tốt nghiệp: 2020
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).