a. Tên luận văn: Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông
b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Nguyễn Thị Ái
c. Tên cơ quan cử đi học: Trường THPT Nguyễn An Ninh
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
đ. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển NLTN cho học sinh
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) đang là một xu thế trên toàn thế giới. Trong chương trình giáo dục phổ thông mô hóa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, NL chung cốt lõi và NL đặc thù. Để hình thành được NL này thì học sinh cần phải có năng lực thực nghiệm (NLTN) để tự mình có thể tiến hành việc nghiên cứu, tìm hiểu khoa học nói chung và môn hóa học nói riêng
Các trường phổ thông hiện nay chủ yếu tổ chức dạy học theo hướng trang bị kiến thức để đáp ứng các yêu cầu của thi cử. Điều này làm cho quá trình tiếp cận, lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh trở nên nặng nề. Thời gian hoạt độn dạy học hóa học có sử dụng thí nghiệm còn khá ít, chủ yếu theo các giáo viên biểu diễn thí nghiệm hoặc học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn, điều đó dẫn đến sự thụ động của học sinh trong thực hành thí nghiệm và khó phát triển năng lực thực hành cho học sinh. Mặt khác đã có một số nghiên cứu về sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học nhưng hệ thống bài tập còn hạn chế, chưa có nhiều nghiên cứu về sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hữu cơ, chưa nghiên cứu sâu về việc phát triển NLTN thông qua bài tập thực nghiệm.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả Nguyễn Thị Ái đã lựa chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông” làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ của mình.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệp hóa học trong dạy học nhằm phát triển NLTN cho học sinh, đưa ra lịch sử của vấn đề nghiên cứu; định hướng đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới ở Việt Nam; tổng quan về thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm hóa học; năng lực và NLTN; phân tích mực tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ 11 trường trung học phổ thông; thực trạng vấn đề xử dụng bài tập thực nghiệm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học hóa học ở một số trường THPT tại Bình Dương.
Từ việc tìm hiểu về tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, định hướng dổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới, tác giả nhận thấy rằng việc phát triển NLTN là một trong những vấn đề cần thực hiện và giáo viên có vai trò quan trọng giúp học sinh rèn luyện và phát triển NL đó. Từ kết quả thu được trong quá trình điều tra khảo sát, tác giả nhân thấy giáo viên và học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nhiệm trong dạy học hóa học, tuy nhiệm mức độ thực hiện các nhiệm vụ để phát triển NLTN còn hạn chế, chưa được chú trọng rèn luyện và phát triển. Đây là cơ sở định hướng để tác giả đề xuất các biện pháp, quy trình để phát triển NL này cho học sinh.
Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 5 nguyên tắc và 5 bước quy trình xây dựng các bài tập thực nghiệm nhằm phát triển NLTN hóa học cho học sinh kèm theo 2 ví dụ minh họa ứng với các bước quy trình trong phần TCHH của ancol và phân tính axit của axit cacbonxylic.
Dựa vào các nguyên tác xây dựng bài tập thực nghiệm và phân tích một số nội dung hóa học có thể xây dựng bài tập thực nghiệm, tác giả đã giới thiệu một số bài tập thực nghiệm trong phần hóa học hữu cơ lớp 11; đề xuất 9 tiêu chí đánh giá NLTN hóa học kèm theo bộ công cụ đánh giá NLTN cho học sinh bao gồm: bảng kiểm tra đánh giá NLTN cho giáo viên và phiếu tự đánh giá NLTN cho học sinh. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất một số biện pháp sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học để giáo viên dễ dàng sử dụng trong việc đánh giá NLTN cho học sinh.
Trong khuôn khổ đề tài, tác giả cũng đã trình bày được mục đích, nội dung, nhiệm vụ và phương pháp thực nghiệm sư phạm, tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 2 trường THPT trên dịa bàn tỉnh và tiến hành xử lý các số liệu thông qua thang đo NLTN hóa học và một số công cụ đánh giá NLTN. Qua đó, tác giả thấy rằng NLTN hóa học cho học sinh tăng dần trong quá trình dạy học cơ sử dụng bài tập thực nghiệm. Bên cạnh đó, đánh giá được thái độ hợp tác, yêu thích cú học sinh khi sử dụng bài tập thực nghiệm cho học sinh trong dạy học.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).