a. Tên luận văn: Xây dựng và tối ưu hóa quy trình chiết xuất curcuminoid từ dư phẩm bột nghệ vàng (Curcuma longa L., Zingiberaceae)
b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Đoàn Xuân Tuyền
c. Tên cơ quan cử đi học: Trung tâm Kiểm nghiệm
d. Tên viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
đ. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá chất lượng nguồn dư phẩm
- Tối ưu hóa quy trình quy trình chiết xuất “curcuminoid”
+ Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chiết xuất
+ Tối ưu hóa quy trình dưới sự hỗ trợ của phần mềm JMP 10.0, mô hình đáp
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Thân rễ nghệ vàng và các chế phẩm từ dược liệu này được sử dụng rất nhiều trong y học cũng như trong đời sống. Curcuminoid là một trong những hoạt chất chiết xuất từ nghệ được báo cáo có nhiều tác dụng dược lý như kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và chống ung thư. Các sản phẩm có thành phần Curcuminoid được sử dụng để điều trị các bệnh viêm gan, rối loạn kinh nguyệt, động kinh, ứ máu và giảm đau..
Đề tài mục tiêu nhằm đánh giá chất lượng nguồn dư phẩm; khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chiết xuất nhằm tối ưu hóa quy trình dưới sự hỗ trợ của phần mềm JMP 10.0, mô hình đáp ứng bề mặt Box-Behnken; ứng dụng chiết xuất Curcuminoid từ dư phẩm bằng quy trình tối ưu đã thu được và phân lập các thành phần tinh khiết trong hỗn hợp Curcuminoid.
Tác giả tiến hành tổng quan về nghệ vàng, hợp chất Curcuminoid, các phương pháp chiết Curcuminoid, một số phương pháp phân lập curcumin và tinh chế Curcuminoid. Thông qua đánh giá các chỉ tiêu định tính bằng sắc ký lớp mỏng, tro toàn phần, tro không tan trong acid, chất chiết được trong dược liệu, xác định hàm ẩn và định lượng Curcuminoid trong các mẫu thử cho thấy mẫu giả lập T2 có hàm lượng Curcuminoid 8,27% so với mẫu bột nghệ T1 (6,76%) rất đang quan tâm. Mẫu T2 không còn chứa tinh bột giúp thuận lợi khi chiết xuất Curcuminoid, sẽ tận thu được nguồn dư phẩm đang còn chưa sử dụng…
Thông qua khảo sát để thiết lập quy trình chiết xuất hợp chất, tác giả nhận thấy, để chiết xuất được nhiều sản phẩm thì loại kiềm phải đủ mạnh; đối với nồng độ dung dịch natri hydroxyd, không nên sử dụng dung dịch có nồng độ đậm đặc nhằm giảm thiểu tốc độ phân hủy Curcuminoid; đối với thời gian chiết trong môi trường kiềm: đây là một trong những điều kiện quyết định sản phẩm thu được khi mà hỗ hợp Curcuminoid phân hủy theo thời gian (2,78% tại thời điểm 15 phút và 2,17% ở thời điểm 90 phút).
Khi ứng dụng chiết với cỡ mẫu lớn, kết quả tối ưu hóa là cơ sở để theo dõi những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quy trình, cần được điều chỉnh về trị số tối ưu để mang lại hiệu suất chiết và hàm lượng Curcuminoid trong sản phẩm cao…
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài cho ra kết quả với điều kiện tối ưu thu được để chiết Curcuminoid từ dư phẩm: thời gian thiết trong môi trường kiềm 30 phút, nồng độ dung dịch natri hydroxyd 0,05M và dịch kiềm được acid hóa đến pH 3. Kết quả chiết xuất đánh giá tính lặp lại của quy trình thu được hàm lượng Curcuminoid 7,25 ± 0,099% phù hợp với giá trị dự đoán 7,31%.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).