a. Tên nhiệm vụ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính vi mô tại tỉnh Bình Dương
b. Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ - Trường đại học Thủ Dầu Một
c. Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Nguyễn Hồng Thu và cá nhân tham gia chính:
1. Thạc sĩ. Huỳnh Công Danh
d. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tài chính vi mô tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua; phân tích những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả và gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Trên cơ sở đó gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Bình Dương
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Có rất nhiều khái niệm về tài chính vi mô, ở đây ta có thể tiếp cận định nghĩa sau: Tài chính vi mô là v iệc cấp cho các hộ gia đình nghèo các khoản vay rất nhỏ nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức.
Đối với người nghèo, người có thu nhập thấp thì nguồn vốn là một trong những yếu tốt quan trọng cần thiết giúp họ gia tăng sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình. Hiện này, có nhiều chương trình hỗ trợ cho vay đối với các đối tượng nghèo, đối tượng có thu nhập thập, thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng chính sách, các tổ chức tài chính vi mô… trong đó, hoạt động tài chính vi mô được đánh giá cao trong công tác hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra khả năng dễ bị tổn thương của người nghèo, những người có thu nhập thấp trước những cú sốc ốm đau, thiên tai hay các sự cố khác. Với những nguồn tài chính có hạn là một trong những nguyên nhân gây tổn thương lớn đối với các cú sốc trên khiến họ rơi vào tình trạng nghèo hơn và khả năng phục hồi lâu hơn.
Ở Bình Dương, cùng với sự phát triển chung của đất nước, tỉnh đã phát triển nhanh chóng và trở thành nước công nghiệp đóng góp phần lớn vào giá trị GDP của đất nước. Năm 2015, tuy mức chuẩn nghèo được nâng lên, nhưng Bình Dương vẫn còn không ít hộ nằm trong chính sách nghèo. Để đảm bảo công tác giảm nghèo bền vững thì các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp luôn được quan tâm và chú trọng là một trong những mục tiêu của chiến lược. Trong thời gian qua, công tác hỗ trợ cho người nghèo, người có thu thập thấp trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội, các hội phụ nữ phường, xã, các tổ chức đoàn thể, thương binh xã hội ở địa phương…
Hoạt động tài chính vi mô tại Bình Dương cũng đã có những đóng góp tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo với nhiều sản phẩm đa dạng về hình thức, phương thức tiếp cận và có những cải cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế và bất cập nhất định. Mặt khác, phát triển và mở rộng hoạt động tài chính vi mô trong thời kỳ hội nhập như ngày nau đòi hỏi cần phải có cải tiến hơn nữa về phương thức hoạt động, chất lượng nguồn lực cũng như đa dạng sản phẩm là một trong những mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài. Do vậy, đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính vi mô tại Bình Dương” được thực hiện là hết sức cần thiết.
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính vi mô tại tỉnh Bình Dương góp phần xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Bình Dương. Cụ thể: Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tài chính vi mô tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua; phân tích những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả và gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
- Tổng quan các cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đến chuẩn nghèo; tài chínhh vi mô; tín dụng vi mô; thông tin không hoàn hảo trong các định chế tài chính; sự cần thiết và vai trò của tài chính vi mô; hoạt động tài chính vi mô ở một số quốc gia, vũng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam; lý luận về hiệu quả hoạt động tài chính vi mô trong hoạt động kinh doanh, của các khu vực tài chính; lý luận về hiệu quả và xây dựng thước đo hiệu quả hoạt động trong đề tài nghiên cứu từ việc khảo sát lược các công trình nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài.
- Thực trạng và đánh giá thực trạng đói nghèo ở tỉnh Bình Dương: Chuẩn nghèo; thực trạng đói nghèo; thực trạng, hiệu quả hoạt động tài chính vi mô; hoạt dộng của khu vực chính thức và bán chính thức; phân tích hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô tại Bình Dương theo chiều rộng và chiều sâu; ý nghĩa xã hội, những vấn đề còn tồn tại… Nội dung này cho thấy những thành tựu đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo và một số vấn đề còn tồn tại trong công tác giảm nghèo của tỉnh. Nội dung này cũng đã mô tả được bức tranh tổng quát về thực trạng hoạt động của tổ chức tài chính về việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại địa phương.
- Qua cơ sở lý luận và thực trạng đã được phân tích, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò và hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô tại Bình Dương. Trong đó, tập trung nhất là vai trò của các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính; sự quan tâm và tạo điều kiện từ chính quyền địa phương các cấp, từ phía người nghèo còn ý thức rõ mục tiêu giảm nghèo, chống lại đói nghèo và ý chí vươn lên thoát nghèo và các chính sách từ phía ngân hàng nhà nước cần có sự quan tâm và tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho sự phát triển hoạt động của tài chính vi mô.
Hy vọng rằng, đề tài sẽ có điều kiện tiếo tục được nghiên cứu, khảo sát, kiểm chứng đầy đủ hơn, toàn diện hơn và trên cơ sở đó có thể củng cố hoặc bổ sung thêm các giải pháp, khuyến nghị nhằm đạt được hiệu quả thiết thực và bền vững hơn trong thời gian tới.
e. Thời gian thực hiện:
- Thời gian bắt đầu: 09/2015
- Thời gian kết thúc: 09/2016
f. Kinh phí: 62.178.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)