a. Tên nhiệm vụ: Giá trị hiện thực của mỹ thuật hiện đại Việt Nam giai đoạn hình thành và phát triển (1925 - 1954)
b. Đơn vị chủ trì: Khoa Kiến trúc Đô thị - trường Đại học Thủ Dầu Một
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Ngoan
d. Mục tiêu nghiên cứu: Làm sáng tỏ giá trị hiện thực trong sáng tạo nghệ thuật. Lý giải mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và nghệ thuật; chứng minh dấu ấn của hiện thực sinh động, thông qua tư duy sáng tạo của họa sĩ luôn tích hợp một cách rõ nét trong các tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian nan ác liệt của dân tộc Việt Nam; khắc phục những quan điểm nhầm lẫn, lêch lạc như đã nêu trên, góp phần định hướng quan điểm sáng tác trong giai đoạn giao lưu hội nhập văn hóa hiện nay. Tác động trực tiếp đến đội ngũ sáng tác và giảng dạy mỹ thuật để lực lượng này có những đóng góp vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước trên lĩnh vực chuyên môn của mình.
d. Kết quả nghiênn cứu (tóm tắt)
Trong sự phát triển của nhân loại, hiện thực luôn là người bạn đồng hành với sự xuất hiện và tiến hóa của con người. Hiện thực luôn tồn tại một cách khách quan và chủ quan trong cuộc sống. đó là mối quan hệ mang tính tương tác biện chứng mà thông qua các hoạt động nhận thức, cải tạo hiện thực, con người không chỉ tự khẳng đình mình như những lực lượng bàn chất người mà còn với tính cách là một thực thể tự nhiên xã hội.
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa, hội nhập thế giới của Đảng và Nhà nước. Song song với sự giao lưu kinh tế là sự xuất hiện nhiều xu hướng nghệ thuật đa dạng của các nước phương tây. Điều này đã tạo cho mỹ thuật Việt Nam một diện mạo mới vừa phong phú đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp. Một bộ phận không nhỏ các nghệ sĩ choáng ngợp trước những cái “cũ người mới ta”. Họ cho rằng nghệ thuật chỉ nên vì nghệ thuật và không cần thiết phải có bóng dáng của hiện thực trong nghệ thuật. Giá trị hiện thực trong nghệ lại lại bị xem là lạc hậu đối với những nghệ sĩ cấp tiến bị mất phương hướng trước nhiều trào lưu nghệ thuật đang thâm nhập vào nước ta. Thậm chí một số nghệ sĩ còn phủ nhận giá trị của dòng nghệ thuật hiện thực một thời đã ghi đậm những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Để làm sáng tỏ giá trị của hiện thực trong sáng tạo nghệ thuật. Lý giải mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và nghệ thuật. Chứng minh dấu ấn của hiện thực sinh động, thông qua tư duy sáng tạo của nghệ sĩ luôn tích hợp một cách rõ nét trong các tác phẩm nghệ thuật Việt nam những năm 1925 đến năm 1954. Tác giả đã đề xuất thực hiện đề tài “Giá trị hiện thực của mỹ thuật hiện đại Việt Nam giai đoạn hình thành và phát triển (1925-1954) nhằm khắc phục những quan điểm nhầm lẫn, lệch lạc như đã nêu trên, góp phần định hướng quan điểm sáng tác trong giai đoạn giao lưu hội nhập văn hóa hiện nay.
Mục tiêu của đề tài: Làm sáng tỏ giá trị hiện thực trong sáng tạo nghệ thuật. Lý giải mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và nghệ thuật; chứng minh dấu ấn của hiện thực sinh động, thông qua tư duy sáng tạo của họa sĩ luôn tích hợp một cách rõ nét trong các tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian nan ác liệt của dân tộc Việt Nam; khắc phục những quan điểm nhầm lẫn, lêch lạc như đã nêu trên, góp phần định hướng quan điểm sáng tác trong giai đoạn giao lưu hội nhập văn hóa hiện nay. Tác động trực tiếp đến đội ngũ sáng tác và giảng dạy mỹ thuật để lực lượng này có những đóng góp vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước trên lĩnh vực chuyên môn của mình.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng phương pháp luận để lý giải mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và nghệ thuật là lý luận và nhận thức theo quan điểm khoa học của Mác Lênin. Bên cạnh đó, đề tài còn vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện và mỹ học Mác Lênin trong quá trình lý giải mối quan hệ thẩm mỹ giữa hiện thực và con người, một then chốt hết sức quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Từ cơ sở lý luận, người viết tiếp cận với mỹ thuật Việt nam giai đoạn 1925 đến 1954 để phân tích đặt điểm giá trị của nó. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp mỹ thuật chuyên ngành, phương pháp lịch sử, phối hợp phương pháp chứng minh. Để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra, tác giả còn sử dụng trí thức của nhiều ngành như tâm lý học, nghệ thuật học, văn học, dân tộc học để làm sáng tỏ vấn đề.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:
1. Hệ thống cơ sở nhận thức, lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và nghệ thuật như: Mối quan hệ giữa con người với hiện thực; quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực; sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật tạo hình. Kết quả cho thấy, trong sự tồn tại và phát triển, con người luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với hiện thực. Hiện thực cuộc sống chính là cội nguồn của nội dung nghệ thuật. Cho dù nghệ thuật có phát triển theo bất cứ khuynh hướng, trào lưu sáng tác nào cũng đều chịu sự chi phối của hiện thực ở mức độ nhất định. Nghệ thuật không thể thoát ly hiện thực.
2. Hệ thống được hình ảnh đất nước con người Việt nam qua các tác phẩm mỹ thuật hiện đại Việt Nam từ năm 1925 – 1954 như: Những nét mới trong mỹ thuật hiện đại Việt nam giai đoạn 1925-1954; hiện thực quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam trong mỹ thuật từ 1954-1945. Với quan điểm phản ánh lịch sử một cách chân thực, mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1925-1954 đã góp phần thúc đẩy phương pháp hiện thực trở thành một khuynh hướng nghệ thuật phát triển mạnh mẽ được đa số các nghệ sĩ chấp nhận xem như một phương pháp chính thống. Giá trị hiện thực trong mỹ thuật giai đoạn này đã mở ra một chân trời mới cho nghệ thuật, phát hiện những hình tượng nghệ thuật mới, khai phá những đề tài, nội dung mà nghệ thuật tạo hình trước đây chưa từng đề cập tới.
3. Đánh giá và phát huy giá trị hiện thực của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1925-1954: Những đóng góp của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1925-1954; phát huy giá trị hiện thực của mỹ thuật Việt Nam từ 1925-1954 trong giai đoạn hiện nay. Hình thành và phát triển trong lòng của cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò lịch sử của mình. Thế kỷ XXI với những bước chuyển mình của nhân loại đã tạo nên sự thay đổi của nghệ thuật như một quy luật tất yếu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, giá trị hiện thực vẫn có sự chi phối ở một mức độ nhất định đối với các tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác vẫn không thể thoát ly hiện thực.
Kết quả của đề tài đã tác động trực tiếp về tư tưởng đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt, đội ngũ sinh viên sư phạm mỹ thuật sẽ có những định hướng đúng đắn trong việc giảng dạy các tác phẩm mỹ Việt Nam giai đoạn 1925-1954; đề cao vai trò của hiện thực trong quá trình tạo sự thăng hoa của các tác phẩm nghệ thuật; đề tài cũng là nguồn tư liệu phong phú về các tác phẩm mỹ thuật hiện đại Việt Nam giai đoạn 1025-1954 cần thiết cho quá trình nghiên cứu của các đối tượng chuyên ngành mỹ thuật.
e. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian bắt đầu: 06/2015
- Thời gian kết thúc: 06/2016
f. Kinh phí: 33.708.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)