a. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu phương án tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước, nước thải và xỉ thải
b. Đơn vị chủ trì: Viện Môi trường và Tài nguyên
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TS Nguyễn Văn Phước và cá nhân tham gia chính:
1. TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng
2. TS Phạm Thị Thu Hằng
3. ThS Nguyễn Thị Quỳnh Sa
4. ThS Nguyễn Thị Thu Hiền
5. ThS Nguyễn Hoàng Lan Thanh
6. ThS Nguyễn Thị Thùy Diễm
7. ThS. Lê Thị Quỳnh Trâm
8. ThS. Nguyễn Văn Thiền
9. ThS. Nguyễn Thanh Long
10. ThS. Phạm Thanh Hùng
11. ThS. Ngô Chí Thắng
12. Ks. Lê Thị Diệu Linh
13. Ks. Nguyễn Đại Nhân
14. Ks. Lưu Thành Nhân
15. Ks La Quốc Cường
16. CN. Nguyễn Trần Thu Hiền
d. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định khối lượng, thành phần các loại bùn thải, xỉ thải; Nghiên cứu các quy trình tái chế bùn và xỉ thải không nguy hại; Xây dựng quy trình công nghệ tái chế bùn và xỉ thải không nguy hại; Biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quy trình tái sử dụng bùn và xỉ thải làm phân compost và vật liệu xây dựng; Xây dựng quy chế quản lý và tái sử dụng bùn thải, xỉ thải không nguy hại
d. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và có 29 khu công nghiệp với diện tích 9.425 ha, trong đó có 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động chính thức trên địa bàn tỉnh với diện tích 8.870 ha. Đồng thời, ngành nghề đầu tư trong các khu công nghiệp rất đa dạng, trong đó có 30% tổng số dự án đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày và chế biến gỗ; các ngành hóa chất, cao su chiếm 26%; luyện kim và sản phẩm kim loại chiếm 6%, cơ khí chế tạo, điện tử chiếm 20%; chế biến thực phẩm chiếm 7%...
Với hiện trạng phát triển như trên, các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ phát sinh khoảng trên 3.000 tấn/ngày bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải và xỉ thải từ các quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đốt chất thải. Và hầu hết lượng bùn thải này đều có khả năng tái sử dụng làm phân bón, chất cải tạo đất hoặc là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, phương pháp xử lý hiện nay hầu hết đều là đốt hoặc hóa rắn chôn lấp, chính điều đó đã làm lãng phí một nguồn tài nguyên và gây tốn kém chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất.
Chính những lý do trên cho thấy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu phương án tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước, nước thải và xỉ thải” là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực nhằm tận dụng nguồn tài nguyên và giảm chi phí xử lý cho doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định khối lượng, thành phần các loại bùn thải, xỉ thải; Nghiên cứu các quy trình tái chế bùn và xỉ thải không nguy hại; Xây dựng quy trình công nghệ tái chế bùn và xỉ thải không nguy hại; Biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quy trình tái sử dụng bùn và xỉ thải làm phân compost và vật liệu xây dựng; Xây dựng quy chế quản lý và tái sử dụng bùn thải, xỉ thải không nguy hại Xác định khối lượng, thành phần các loại bùn thải, xỉ thải; Nghiên cứu các quy trình tái chế bùn và xỉ thải không nguy hại; Xây dựng quy trình công nghệ tái chế bùn và xỉ thải không nguy hại; Biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quy trình tái sử dụng bùn và xỉ thải làm phân compost và vật liệu xây dựng; Xây dựng quy chế quản lý và tái sử dụng bùn thải, xỉ thải không nguy hại
Sau 18 tháng nghiên cứu, nhiệm vụ đã đạt được một số kết quả nổi bật như:
1. Tiến hành khảo sát thu mẫu và phân tích thành phần bùn phát sinh từ các trạm xử lý nước thải tập trung tại đô thị và công nghiệp, từ hệ thống xử lý nước cấp và xỉ thải từ các lò đốt chất thải, lò đốt than thuộc các loại hình công nghiệp khác nhau
2. Nhóm tác giả đã tiến hành điều tra tổng quan nguồn phát sinh bùn, tro và xỉ thải trên 157 đối tượng, thì lượng bùn phát sinh từ trạm xử lý nước thải của nhà máy chế biến thực phẩm là nhiều nhất 11.181 tấn/năm; bùn từ nhà máy cấp nước 4.281 tấn/năm; bùn từ trạm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ngành sản xuất da và các sản phẩm liên quan và đề ra phương pháp xử lý.
3. Điều tra, khảo sát, dự báo khối lượng bùn, tro và xỉ thải phát sinh: Theo đó, lượng bùn sinh học từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nhà máy xử lý đô thị, từ các khu, cụm công nghiệp tập trung, từ các trạm xử lý nước thải ngành thực phẩm có hàm lượng hữu cơ cao, dinh dưỡng phù hợp làm phân compost
4. Với phương pháp ủ hiếu khí thụ động với chất độn là cao su phế thải được đề xuất áp dụng với ưu điểm có quy trình đơn giản, chi phí đầu tư và vận hành thấp, cho phép xử lý và tái sử dụng tại chỗ tiết kiệm chi phí vận chuyển và xử lý. Kết quả sản xuất thử nghiệm với tỷ lệ cao su/bùn = 1/16 và bổ sung chế phẩm vi sinh BIOF cho hiệu quả phân hủy bùn tốt nhất: Với thời gian ủ 20 ngày, nhiệt độ khối ủ tăng lên trên 550C đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh...
5. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đã đưa ra 02 hướng dẫn kỹ thuật tái chế bùn sinh học thành phần compost, tái chế tro, xỉ, bùn vô cơ thành vật liệu xây dựng không nung và tái chế bùn nước cấp thành gạch nung.
6. Xây dựng Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý và tái sử dụng bùn thải, xỉ thải trên địa bàn tỉnh.
e. Thời gian thực hiện:
- Ngày bắt đầu: 10/2014
- Ngày kết thúc: 10/2015
f. Kinh phí thực hiện: 733.031 triệu đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)