a/ Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phát triển du lịch tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Khoa Sử - Trường Đại học Thủ Dầu Một
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phan Văn Trung và cá nhân tham gia chính:
1. Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Anh
d/ Mục tiêu của nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác các di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Bình Dương phục vụ phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Bình Dương
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập môn địa lý du lịch và địa lý địa phương, tài liệu cho các ngành liên quan ở địa phương như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; BQLDT&DT tỉnh Bình Dương
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Du lịch ngày nay đang trở thành một trong những ngành dịch vụ quan trọng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và mang lại nhiều lợi nhuận cho quốc gia. Kinh tế du lịch được quy hoạch hợp lý góp phần làm tăng nguồn thu, tạo việc làm, bảo tồn di sản thiên nhiên và di sản văn hóa… đồng thời tạo ra cơ hội tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa.
Bên cạnh đó, Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ và là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như: Khu di tích nhà tù Phú Lợi; Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê; Nhà Đỏ; chiến khu Đ và vùng Tam Giác Sắt. Ngoài ra, còn có khu du lịch Đại Nam với nhiều di tích lịch sử văn hóa khác… chính sự đa dạng và phong phú ấy đã tạo nên một nguồn tài nguyên du lịch có giá trị và góp phần thu hút khách du lịch đến tỉnh nhà. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, đặc biệt là sự đa dạng độc đáo về di tích lịch sử và văn hóa. Do đó, việc “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả các thế mạnh về du lịch nói chung và các di tích lịch sử và văn hóa nói riêng để phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là rất cần thiết.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác các di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Bình Dương phục vụ phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập môn địa lý du lịch và địa lý địa phương, tài liệu cho các ngành liên quan ở địa phương như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; BQLDT&DT tỉnh Bình Dương
Sau 12 tháng nghiên cứu, nhóm tác giả đã nghiên cứu và phân tích, nhiệm vụ đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
- Tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch: Cùng với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, đời sống vật chất của con người ngày càng được cải thiện và đầy đủ hơn, nhu cầu con người cũng trở nên đa dạng và việc nâng cao đời sống tinh thần trở thành tất yếu. Và con người luôn luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới đặc biệt là những giá trị về tự nhiên, văn hóa, xã hội của các nền văn minh khác nhau. Đây chính là động lực thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.
- Nhóm tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài. Kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có cái nhìn khác nhau về tài nguyên du lịch nhưng tất cả đều đề cập đến các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra và có sức hấp dẫn đối với du khách.
- Thực trạng khai thác lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở Bình Dương: Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đa dạng và phong phú. Điều đó thể hiện thông qua 11 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia; 39 di tích cấp tỉnh và được phân chia thành di tích khảo cổ; di tích lịch sử; di tích kiến trúc nghệ thuật…
Tính đến nay, Bình Dương đã phát hiện nhiều di tích khảo cổ như: Mỹ Lộc; Cù Lao Rùa; Dốc Chùa; Phú Chánh; Bà Lụa… điều đó cho thấy, trong lòng đất Bình Dương có chứa đựng một kho tàng văn hóa cổ xưa, có niên đại cách nay khaongr 2.500 - 3.000 năm. Đây là một kho tàng văn hóa quý giá chúng ta phải biết giữ gìn và khai thác có hiệu quả các lĩnh vực, trong đó có phát triển du lịch. Hệ thống di tích khảo cổ với những đặc trưng riêng biệt là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch tham quan nghiên cứu, cũng như góp phần đa dạng hóa tài nguyên du lịch đặc thù của tỉnh.
- Các giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch: Nhóm tác giả đã đưa ra một số cơ sở định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới như sau: Khai thác hiệu quả, bền vững phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng; hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thị trường trong và ngoài tỉnh; định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tiếp tục xây dựng các Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các di tích và tạo điều kiện thuận lợi khai thác du lịch; thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá theo hướng chuyên nghiệp; liên kết với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, nghiên cứu, khảo sát tìm hiểu thị trường; tham gia các sự kiện, triển lãm… nhằm khai thác và thu hút khách du lịch.
Đề tài đã thực hiện hệ thống hóa cơ sở lý luận về khai thác các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch và tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến di tích lịch sử, văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Qua đó, góp phần làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa và đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển và phục vụ du lịch.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 08/2014
- Thời gian kết thúc: 12/2015
g/ Kinh phí thực hiện: 46.301.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)