a. Tên nhiệm vụ: Thiết kế - thi công mô hình thực hành điện tử số
b. Đơn vị chủ trì: Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Thủ Dầu Một
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Đỗ Đắc Thiểm và những cá nhân tham gia:
1. ThS. Ngô Sỹ
d. Mục tiêu nghiên cứu: Thiết kế thi công mô hình thực hành điện tử số; xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hành kèm theo mô hình.
d. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các thiết bị điện tử đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cũng như đời sống xã hội. Tại trường Đại học Thủ Dầu Một, việc tìm hiểu nghiên cứu về điện tử số là một yêu cầu hết sức cần thiết và không thể thiếu trong quá trình đào tạo. Với mô hình thực hành điện tử số sẽ cung cấp cho sinh viên bộ thiết bị thực hành thân thiện, dễ sử dụng mà lại đáp ứng được đầy đủ các nội dung trong học tập và nghiên cứu học phần điện tử số. Giúp sinh viên nắm vững các nội dung cơ bản và chuyên sâu để có thể thiết kế các mạch điện tử số theo yêu cầu…; giúp giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, tự tin trong công tác giảng dạy; khoa Điện – Điện tử có thiết bị phục vụ giảng dạy; khẳng định đội ngũ giảng viên của Trường có khả năng thiết kế các thiết bị thực hành… Xuất phát từ những điều kiện khách quan trên, đề tài “Thiết kế - thi công mô hình thực hành điện tử số” là vô cùng cần thiết và hữu ích trong thời điểm hiện nay. Sau khi hoàn thành, kết quả đề tài sẽ mang lại lợi ích lớn cho sinh viên, giảng viên, cũng như trường Đại học Thủ Dầu Một.
Mục tiêu: Thiết kế thi công mô hình thực hành điện tử số; xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hành kèm theo mô hình.
Để đạt được mục tiêu đề ra, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát và phân tích đề cương học phần của Trường để xác định các mạch thực hành cần thực hiện của mô hình. Bên cạnh đó, tham khảo một số sản phẩm của các hãng như Lab-Volt, Feedback , sản phẩm của trường Đại học Sư phạm Vinh, đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh để tiếp thu ưu điểm của các sản phẩm và bổ sung cách mạch để đáp ứng tốt theo đề cương khi thiết kế mô hình thiết bị thực hành điện tử số của Trường. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra bản sơ thảo về mô hình là một sản phẩm được bố trí trên bo mạch duy nhất, có bộ nguồn an toàn và tiện lợi cung cấp cho các mạch thực hành; trang bị đầy đủ các mạch chức năng (mạch tạo xung động, mạch hiển thị nhị phân, thập phân, mạch thiết lập các mức logic ngõ vào); các mạch thực hành theo yêu cầu (mạch cổng logic, tổ hợp, đếm không đồng bộ, đếm đồng bộ, ghi dịch, chuyển đổi qua lại giữa số và tương tự…).
Sử dụng Proteus 8.1 để mô phỏng hoạt động của các mạch chức năng, các nhóm IC phục vụ các bài thực hành, vẽ mạch in của mô hình. So với các phần mềm mô phỏng mạch điện tử khác, Proteus 8.1 có nhiều ưu điểm nội trội như: mô phỏng được rất nhiều linh kiện điện tử và các thiết bị hiển thị, kết quả mô phỏng rất trực quan như một mạch điện tử thật, các linh kiện cần thiết để thiết kế mô hình thực hành điện tử số được đáp ứng đầy đủ… Đây là lựa chọn tối ưu giúp nhóm nghiên cứu tiết kiệm nhất trong điều kiện kinh phí có hạn, đảm bảo các mạch đều hoạt động tốt theo yêu cầu kỹ thuật trước khi thi công trên mạch thực.
Sau quá trình thiết kế và thi công, mô hình thiết bị thực hành điện tử số đã được nhóm nghiên cứu hoàn thiện đúng như yêu cầu. Mô hình này không những đáp ứng được các yêu cầu và nội dung đã đưa ra mà sản phẩm còn đáp ứng cả về mặt kỹ thuật và mỹ thuật.
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hành điện tử số kèm theo mô hình gồm 7 bài thực hành từ cơ bản đến nâng cao theo thứ tự các nội dung của đề cương học phần điện tử số được áp dụng của Trường. Mỗi bài thực hành trình bày đầy đủ các nội dung như mực tiêu bài thí nghiệm, đồ dùng và trang thiết bị kèm theo, các sơ đồ mạch thực nghiệm…
Kết quả đề tài đã giúp sinh viên khoa Điện - Điện tử có được bộ thiết bị và tài liệu thực hành điện tử số đầy đủ và hiệu quả; giúp giảng viên có điều kiện nghiên cứu và trao đổi, giúp nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực Điện tử số, làm chủ được công nghệ, thiết bị thực hành giúp cho giảng viên tự tin hơn, sánh tạp hơn trong thực tiễn và nâng cao uy tín của trường Đại học Thủ Dầu Một.
Ngoài ra, điện tử số là một trong những lĩnh vực lỹ thuật – công nghệ làm thay đổi chất lượng cuộc sống của con người hiện đại. Mô hình thiết bị thực hành Điện tử số giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng về trong lĩnh vực điện tử số. Từ đó, người học tự tin ứng dụng và sáng tạo để cho ra các sản phẩm phục vụ tốt hơn các nhu cầu không giới hạn của con người. Đồng thời, mô hình thực hành điện tử số hoàn toàn có thể thương mại hóa. Cung cấp cho các trường đại học, cao đẳng có ngành kỹ thuật điện - điện tử.
e. Thời gian thực hiện:
- Thời gian bắt đầu: 02/2015
- Thời gian kết thúc: 6/2016
f. Kinh phí: 50.456 triệu đồng
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu nhiệm vụ tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ./.