a. Tên nhiệm vụ: Xây dựng và sử dụng bộ tiêu bản hiển vi cố định trong giảng dạy học phần thực vật 1 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một
b. Đơn vị chủ trì: Khoa sư phạm - Trường Đại học Thủ Dầu Một
c. Họ và tên chủ nhiệm: TS. Vũ Đình Luận và cá nhân tham gia chính:
1. ThS, Trần Thanh Hùng
d. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Thực vật học 1 là một phần quan trọng trong Chương trình đào tạo ngành Cao đẳng Sư phạm Sinh học của trường Đại học Thủ Dầu Một. Học phần này còn có tên gọi khác là Hình thái – Giải phẩu học thực vật.
Hình thái – Giải phẫu học thực vật là khoa học nghiên cứu về hình dạng bên ngoài và cấu trúc bên trong của cơ thể thực vật. Đối tượng của hình thái giải phẩu thực vật là nghiên cứu hình thái, cấu trúc của cơ thể trên tất cả mọi mức độ tổ chức từ tế bào, từng loại mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể thực vật. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của hình thái giải phẩu thực vật là nghiên cứu hình thái, cấu tạo của các cơ quan, các mô và các tế bào họp thành các mô, thực hiện các chức năng khác nhau trong đời sống của cây.
Hình thái bên ngoài của thực vật có thể quan sát bằng mắt thường nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu và học tập. Đối với cấu tạo bên trong chúng ta cần có sự hỗ trợ của kính vi. Để quan sát rõ cấu tạo của tế bào, mô, cơ quan sinh dưỡng và sinh sản thì tiêu bản hiển vi phải được chuẩn bị tốt. Điều này đòi hỏi lát cắt mẫu vật phải đầy đủ, mỏng và bắt màu tốt khi nhuộm bằng các phẩm nhuộm.
Tuy nhiên, với lượng thời gian ít ỏi trong các buổi thực hành, việc chuẩn bị một tiêu bản tốt là khó có thể đạt được đối với các sinh viên chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy, nhiều phòng thí nghiệm Sinh học ở các trường Đại học đã trang bị bộ tiêu bản hiển vi cố định để phục vụ việc giảng dạy và học tập học phần Hình thái – Giải phẩu thực vật. Tiêu bản hiển vi cố định có ưu điểm hơn tiêu bản hiển vi tạm thời ở chất lượng tốt hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, có thể lên tới hàng chục năm và luôn sẳn có để sử dụng. Bộ tiêu bản này rất tiện ích cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Đồng thời, đây là nguồn tư liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên ngành Sinh học.
Hiện nay, phòng thí nghiệm Sinh học ở trường Đại học Thủ Dầu Một đã trang bị một số tiêu bản hiển vi cố định như tiêu bản cấu trúc rễ, thân, lá, hoa để phục vụ cho học phần Phương pháp giảng dạy. Các tiêu bản này có thể sử dụng để giảng dạy cho học phần Thực vật học 1 nhưng chưa đủ và hầu hết chúng đều bị giảm chất lượng. vì thế, việc xây dựng một bộ tiêu bản hiển vi cố định mới, đầy đủ và chất lượng để phục vụ việc giảng dạy và học tập học phần Thực vật học 1 là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc sử dụng bộ tiêu bản này trong giảng dạy như thế nào để đem lại hiệu quả cao cũng cần được quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “Xây dựng và sử dụng bộ tiêu bản hiển vi cố định trong giảng dạy học phần Thực vật học 1 tại trường Đại học Thủ Dầu Một” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập học phần Thực vật học 1 ở trường Đại học Thủ Dầu Một.
Mục tiêu của đề tài: Xây dựng được bộ tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc tế bào, mô, cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của thực vật; tìm ra phương pháp sử dụng bộ tiêu bản hiển vi cố định có hiệu quả nhất trong giảng dạy thực hành học phần Thực Vật học 1.
Sau 12 tháng nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
1. Khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến tiêu bản hiển vi trong và ngoài nước; khái quát cấu trúc của cơ thể thực vật về tế bào thực vật, mô thực vật, cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản ở thực vật…
2. Đề tài cũng đưa ra danh sách các mẫu vật liệu thí nghiệm cụ thể, các hóa chất, dụng cụ và thiết bị sử dụng nghiên cứu. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa 2 hai phương pháp nghiên cứu cho 2 chuyên đề đề xuất để đánh giá tính hiệu quả của tiêu bản.
3. Xây dựng bộ tiêu bản hiển vi cố định trong giảng dạy học phần Thực vật học 1 tại trường Đại học Thủ Dầu Một dựa: Khảo sát thời gian nhuộm trên lát cắt ngang qua thân cây trầu không; khảo sát thời gian khử nước trên lát cắt ngang qua thân cây trầu không; khảo sát thời gian nhuộm và khử nước trên các mẫu vật khác; khảo sát độ bền của các tiêu bản hiển vi cố định; xây dựng bộ tiêu bản cố định gồm 40 tiêu bản về cấu trúc của tế bào thực vật, 60 tiêu bản về cấu trúc các loại mô thực vật, 80 tiêu bản về cấu trúc các cơ quan sinh dưỡng của thực vật và 50 tiêu bản về cấu trúc cơ quan sinh sản của thực vật…
4. Qua thực nghiệm sư phạm cho thấy, tiêu bản cố định mẫu thực vật đã có sự ảnh hưởng góp phần nâng cao năng lực tư duy và thái độ học tập của sinh viên ngành sinh học hệ cao đẳng sư phạm năm thứ nhất trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
e. Thời gian thực hiện:
- Thời gian bắt đầu: 12/2014
- Thời gian kết thúc: 5/2016
f. Kinh phí: 50.946.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)