Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ lipid huyết thanh và nhồi máu não
Trương Thanh Sơn và cộng sự (*)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
TÓM TẮT
Mở đầu: Tìm mối liên quan giữa nồng độ lipid huyết thanh và nhồi máu não. Những nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tim mạch có liên quan với bệnh mạch máu não cho nhiều kết luận khác nhau. Những nhà nghiên cứu thường cho rằng lipid huyết thanh có liên quan trực tiếp với bệnh sinh xơ vữa thông qua cơ chế gây xơ vữa động mạch. Mục đích của nghiên cứu là xác định nồng độ các thông số lipid huyết thanh và các chỉ số sinh xơ vữa mạch máu ở bệnh nhân nhồi máu não và so sánh chúng với nhóm chứng cùng độ tuổi và giới tương ứng.
Phương pháp: 40 bệnh nhân nhồi máu não so sánh với 40 người chứng thu thập từ phòng khám và khoa nội thần kinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Các đối tượng được đưa vào nghiên cứu được lập bilan lipid cho tất cả đối tượng này.
Kết quả: Nồng độ triglyceride huyết thanh ở những người sống sót sau nhồi máu não là 1,91+0,95 mmol/L cao hơn so với nhóm chứng 1,43+0,50 mmol/L có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Trái lại, nồng độ cholesterol, LDL và HDL huyết thanh là không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,05). Các chỉ số sinh xơ vữa LDL/HDL và CT/HDL cũng không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,05). Tỷ CT/HDL tương quan với CT (r=0,41; p<0,01), TG (r=0,32; p<0,01), HDL (r=-0,72; p<0,01), LDL (r=0,53; p<0,01) và LDL/HDL (r=0,88; p <0,01).
Kết luận: Nồng độ triglyceride cao là thông số lipid huyết thanh duy nhất có liên quan với tăng nguy cơ bệnh nhồi máu não. Cần tiến hành định lượng triglyceride huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não để can thiệp kịp thời. Chỉ số CT/HDL là một chỉ số sinh xơ vữa quan trọng áp dụng trong lâm sàng đối với bệnh nhồi máu não.
RESEARCH ON SERUM LIPID CONCENTRATION OF PATIENTS WITH ISCHAEMIC STROKE ABSTRACT
Background: The relation between serum lipids and ischaemic stroke remains controversial. Studies of lipid related risk factors in cerebrovascular disease have varied greatly in their findings. Serum lipids are thought to interact with the pathogenesis of stroke through an atherosclerosis mechanism. The aim was to determine the serum lipid profile and the vascular atherogenic ratios for ischaemic stroke of a series of patients with ischaemic stroke and to compare them with a series of controls of the same age.
Methotds: 40 patients with ischaemic stroke were compared with 40 controls of the same age recruited from examination room Binh Duong Hospital. Serum lipid profile was determined in all of them.
Results: Serum triglyceride concentration in survivors of ischaemic stroke was 1,91+0,95 mmol/L higher than triglyceride concentration in control subjects 1,43+0,50 mmol/L (p <0,05). Whereas, serum cholesterol, LDL and HDL concentration are not differentiated statistically between 2 groups (p > 0,05). The LDL/HDL and CT/HDL ratios are not differentiated statistically between 2 groups (p > 0,05). The CT/HDL ratio correlated with CT (r=0,41; p<0,01), TG (r=0,32; p<0,01), HDL (r=-0,72; p<0,01), LDL (r=0,53; p<0,01) and LDL/HDL (r=0,88; p< 0,01).
Conclusion: High triglyceride concentration was the only serum lipid index to be associated to an increased risk of ischaemic stroke. Serum triglyceride concentration must be considered in the care management of patients with ischaemic stroke. The CT/HDL ratio is an important clinical atherogenic marker in ischaemic stroke.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch nói chung và tai biến mạch máu não (TBMMN) nói riêng là một bệnh thường gặp ở cả các nước phát triển cũng như các nước chưa phát triển trên thế giới. Bệnh có xu hướng gia tăng theo tuổi và sự phát triển kinh tế của xã hội. Tần suất mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2000 ở các nước phát triển, TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và bệnh tim mạch. Ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, có sự gia tăng nhanh tần suất TBMMN trong những năm gần đây.
Trong các thể bệnh của TBMMN, thể nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Nguyên nhân tổn thương xơ vữa mạch máu não là nguyên nhân chính gây ra bệnh cảnh nhồi máu não (NMN). Có nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) đối với NMN đã được nghiên cứu. Do nguyên nhân chính xuất phát từ xơ vữa động mạch làm cho nhiều nhà nghiên cứu nghĩ ngay đến vai trò gây xơ vữa nổi bật của rối loạn lipid máu đã từng được chứng minh trong các bệnh lý mạch khác. Nhưng thực ra mối liên quan giữa lipid huyết thanh và bệnh mạch não do thiếu máu cục bộ hay còn gọi là NMN là không hẳn rõ như trong bệnh lý tim do mạch vành. Vai trò của nồng độ cao cholesterol huyết thanh xem như là một YTNC đối với TBMMN vẫn chưa được chứng minh một cách thuyết phục cho tới thời điểm hiện nay. Có nhiều nghiên cứu về những YTNC liên quan đến lipid trong bệnh mạch não đã đi đến nhiều kết luận khác nhau, một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa nồng độ cao của cholesterol với NMN, một số nghiên cứu khác thì cho kết luận ngược lại. Gần đây, nhiều nghiên cứu phát hiện mối liên quan nổi bật của nồng độ cao triglyceride và giảm HDL huyết thanh với NMN, nhất là ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương.
Xuất phát từ những nghiên cứu thực tế trên và để làm sáng tỏ vai trò rối loạn lipid máu trong NMN. Tại Bình Dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và định lượng các thông số lipid trên nhóm bệnh nhồi máu não với những mục tiêu nghiên cứu sau: So sánh giá trị trung bình của nồng độ các thông số lipid huyết thanh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng; xét tương quan giữa các chỉ số sinh xơ vữa mạch máu với một số thông số lipid; mối tương quan giữa rối loạn các thông số Lipid máu và NMN.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng: Gồm 80 người chia làm 2 nhóm tuổi từ 30 - 90. Nhóm nghiên cứu: Gồm 40 người bị tai biến mạch máu não thể nhồi máu não. Đó là những bệnh nhân ở giai đoạn ổn định và tình nguyện tham gia vào nghiên cứu, đã được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Bình Dương. Nhóm chứng: gồm 40 người (giới và độ tuổi tương đương với nhóm bệnh) được chọn một cách ngẫu nhiên trong các đối tượng đến kiểm tra sức khỏe tại Phòng khám bệnh viện Bình Dương trong tình trạng mạnh khỏe.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh chứng Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não thể nhồi máu não:
+ Tiêu chuẩn xác định bệnh: Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. Lâm sàng: Dựa vào định nghĩa của WHO 1990 “TBMMN là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong 24 giờ. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương”. Cận lâm sàng: Bằng chụp não cắt lớp vi tính phát hiện vùng giảm tỷ trọng trong chủ mô não.
+ Tiêu chuẩn loại bệnh: Không đưa vào nhóm nghiên cứu những trường hợp sau:
* TBMMN thoáng qua, chấn thương sọ não, động kinh.
Sinh hóa: Thực hiện trên máy sinh hóa tự động AU 680, AU 5800 BECKMAN COULTER tại Bệnh viện Bình Dương. Lấy máu đúng quy cách và tiến hành định lượng các thông số lipid được mô tả ở bảng dưới. Riêng LDL tính theo công thức Friedel wald LDL = CT - ( HDL + TG / 2,2 ).
Bảng 1 : Phương pháp định lượng bilan lipid
Xét nghiệm
|
Phương pháp
|
Phản ứng
|
Cholesterol (CT)
|
Phương pháp so màu dùng enzym (enzymatic colorometric)
|
CHOP-PAP (cholesterol oxidase phenazone amino peroxidase)
|
HDL - cholesterol
|
Phương pháp so màu dùng enzym (enzymatic colorometric)
|
CHOP-PAP sau khi được tạo tủa với axit phosphotungstic và Mg++
|
Triglycerid (TG)
|
Phương pháp so màu dùng enzym (enzymatic colorometric)
|
GPO-PAP (glycerol phosphate oxidase phenazone amino oxidase)
|
HDL (High Density Lipoprotein); LDL (Low Density Lipoprotein)
Đánh giá kết quả bilan lipid: Theo kết quả của Hội Châu Á Thái Bình Dương về xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch máu (4.1998).
Bảng 2 : Trị số bình thường bilan lipid
Xét nghiệm
|
Trị số bình thường
|
Cholesterol
|
< 5,2 mmol / L
|
Triglycerid
|
< 2,3 mmol / L
|
HDL - cholesterol
|
> 0,9 mmol / L
|
LDL - cholesterol
|
< 3,12 mmol / L
|
Bảng 3: Mức nguy cơ cao của một số chỉ số sinh xơ vữa
(Prevention of coronary heart disease: Scientific background and new clinical guidelines. Nutrition, Metabolism and Cardiovascular Diseases 1992; 113-56)
Các chỉ số sinh xơ vữa CT/HDL và LDL/HDL
Chỉ số lipid
|
Mức nguy cơ cao
|
LDL / HDL
|
> 3,5
|
CT / HDL
|
> 5
|
Xử lý số liệu theo phần mềm Spss 16.0, chủ yếu áp dụng thống kê kiểm định t và xét tương quan hồi quy tuyến tính r.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tình hình phân bố nhóm bệnh và nhóm chứng:
Bảng 4 : Phân bố nhóm bệnh theo tuổi và giới
Giới / Tuổi
|
30 – 49
|
50 - 69
|
70 – 90
|
Tổng số
|
Tỷ lệ %
|
Nữ
|
0
|
7
|
8
|
15
|
37,50
|
Nam
|
3
|
14
|
8
|
25
|
62,50
|
Tổng số
|
3
|
21
|
16
|
40
|
100
|
Tỷ lệ %
|
7,69
|
52,50
|
41,02
|
100
|
|
Tuổi trung bình nhóm bệnh 64,5 +9,97 tuổi
Bảng 5: Phân bố nhóm chứng theo tuổi và giới
Giới / Tuổi50 - 69
|
30 – 49
|
50 - 69
|
70 – 90
|
Tổng số
|
Tỷ lệ %
|
Nữ
|
1
|
7
|
5
|
13
|
34,29
|
Nam
|
2
|
13
|
12
|
27
|
65,71
|
Tổng số
|
3
|
20
|
17
|
40
|
100
|
Tỷ lệ %
|
7,50
|
50,00
|
42,50
|
100
|
|
Tuổi trung bình nhóm chứng 63,3 + 9,93 tuổi.
Bảng 4 cho thấy phân bố bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất vào lứa tuổi từ 50 - 69 (52,50%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là lứa tuổi từ 30 - 49 (7,69%). Tỷ lệ bệnh gặp ở nam giới cũng chiếm chủ yếu (62,50%) so với nữ giới (37,50%). Bảng 5 cho thấy phân bố nhóm tuổi và giới nhóm chứng tương ứng với nhóm bệnh.
Phân tích các thông số lipid trong nhóm bệnh và nhóm chứng:
Bảng 6 : Bilan lipid huyết thanh ở nhóm bệnh và nhóm chứng
Nhóm/xét nghiệm
|
Cholesterol
(mmol / L)
|
Triglycerid
(mmol / L)
|
HDL - C
(mmol/L)
|
LDL - C
(mmol/L)
|
Nhóm chứng (X+SD)
|
4,70+0,94
|
1,43+0,50
|
1,34+0,28
|
2,78+0,82
|
Nhóm bệnh (X+SD)
|
4,74+0,73
|
2,98+0,95
|
1,38+0,32
|
2,69+0,66
|
P
|
P > 0, 05
|
P < 0 , 05
|
P > 0, 05
|
P > 0, 05
|
Giá trị trung bình nồng độ triglyceride khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p < 0,05).
Bảng 7: So sánh giá trị trung bình các chỉ số sinh xơ vữa giữa nhóm bệnh và nhóm chứng
Nhóm / chỉ số |
CT / HDL |
LDL/HDL |
Nhóm chứng (X+SD) |
3,50+1,20 |
2,07+3,77 |
Nhóm bệnh (X+SD) |
3,43+0,89 |
1,94+1,32 |
P |
P > 0, 05 |
P > 0, 05 |
Bảng 6 và 7 trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:
Giá trị trung bình nồng độ cholesterol, LDL, HDL không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p>0,05). Giá trị trung bình các chỉ số sinh xơ vữa CT/HDL và LDL/HDL không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p >0,05). Trong khi đó chỉ có giá trị trung bình nồng độ triglyceride khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p < 0,05).
*Một số nghiên cứu khác trên nhóm bệnh TBMMN hoặc trong thể NMN và nhóm chứng đã có một số kết luận:
Nguyễn Văn Thành (2000): Nồng độ CT, TG, LDL và HDL khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm TBMMN bao gồm cả NMN và xuất huyết não (XHN) và nhóm chứng; Nguyễn XuânThanh (2002): Nồng độ Lp(a) trong nhóm TBMMN cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Bản chất Lp(a) là một lipoprotein vừa có tính gây xơ vữa vừa góp phần tạo huyết khối gây tắc mạch; Shahar E. và cs. (2003): Tiến hành nghiên cứu đánh giá vai trò của lipid và lipoprotein trong bệnh sinh NMN, nghiên cứu kéo dài 10 năm trên mẫu nghiên cứu 142.704 người. Kết quả cho thấy liên quan của cholesterol máu trong NMN là yếu, không cố định và không giống như liên quan nổi bật đã được biết đến giữa cholesterol và bệnh tim do mạch vành.
Tirschwell và cs. (2004): Tiến hành nghiên cứu bệnh chứng để đánh giá liên quan giữa nồng độ CT và HDL với nguy cơ TBMMN. Kết quả cho thấy nồng độ CT tăng và HDL thấp trong nhóm bệnh so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một kết luận quan trọng là nồng độ cholesterol thấp liên quan với tăng nguy cơ xuất huyết não; Nghiên cứu thuần tập Châu Á Thái Bình Dương (2004): Là một nghiên cứu có quy mô lớn với sự cộng tác của nhiều trung tâm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu 96.224 người theo dõi qua nhiều năm. Kết quả cho thấy triglyceride huyết thanh một yếu tố tiên đoán độc lập và quan trọng cho nguy cơ TBMMN và bệnh mạch vành ở vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ cholesterol máu nhóm bệnh NMN không khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng. Kết luận này phù hợp với nhiều nghiên cứu như đã dẫn chứng nêu trên, nhất là những nghiên cứu ở vùng Châu Á. Chứng tỏ vai trò của cholesterol máu trong NMN chưa hẳn là YTNC nổi bật như đã biết đến trong bệnh tim do mạch vành.
Các thông số HDL và LDL vẫn chưa có kết luận thống nhất cao qua các nghiên cứu, trong nghiên cứu của chúng tôi các thông số này không có sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm, kết luận này phù hợp với một số nghiên cứu nhưng ngược lại với một số nghiên cứu. Chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu với mẫu lớn hơn để làm rõ vấn đề này.
Nồng độ triglyceride trong nhóm bệnh là thông số duy nhất cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận này phù hợp với một số nghiên cứu đã nêu, nhất là phù hợp với nghiên cứu thuần tập Châu Á Thái Bình Dương, đây là một nghiên cứu đa trung tâm với cỡ mẫu lớn đáng tin cậy và phù hợp về mặt địa dư và sắc tộc. Điều này càng củng cố thêm vai trò của triglyceride như là một YTNC trong NMN.
Bảng 8 : Phân bố sự rối loạn của các chỉ số lipid huyết thanh ở nhóm bệnh
Các thông số lipid |
Số bệnh nhân ( n =40 ) |
Tỷ lệ ( % ) |
Cholesterol > 5,2 mmol / L |
13 |
32,50 |
Triglycerid > 2,3 mmol / L |
10 |
25,00 |
HDL- C < 0,9 mmol / L |
0 |
0 |
LDL- C > 3,12 mmol / L |
2 |
5 |
LDL / HDL > 3,5 |
7 |
17,50 |
CT / HDL > 5 |
5 |
12,50 |
Rối loạn tối thiểu 1 chỉ số trong các chỉ số nêu trên |
23 |
57,50 |
Bảng 8 cho thấy bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid chiếm tỷ lệ (57,50%), tỷ lệ này tương đồng với một số nghiên cứu trong và ngoài nước.
Xét tương quan giữa các chỉ số sinh xơ vữa với một số thông số lipid:
Bảng 9: Tương quan giữa các chỉ số CT/HDL và LDL/HDL với một số thông số lipid
|
CT
|
TG
|
LDL
|
HDL
|
CT/HDL
|
LDL/HDL
|
CT/HDL
|
0,41
(p< 0,01)
|
0,32
(p < 0,01)
|
0,53
(p< 0,01)
|
-0,72
(p < 0,01)
|
|
0,88
(p< 0,01)
|
LDL/HDL
|
0,39
(p < 0,01)
|
-0,10
(p > 0,05)
|
0,76
(p< 0,01)
|
-0,61
(p < 0,01)
|
0,88
(p< 0,01)
|
|
Bảng 9 cho thấy chỉ có chỉ số CT/HDL là có tương quan với các thông số lipid còn lại, chỉ số LDL/HDL tương quan với CT, LDL, HDL và CT/HDL.
Chính tương quan của chỉ số CT/HDL với tất cả thông số lipid còn lại như mô tả trên cho thấy vai trò của chỉ số này trong đánh giá các yếu tố nguy cơ của bệnh NMN, phải chăng đây là một chỉ số sinh xơ vữa có giá trị mạnh. Và cũng chính tương quan mức độ vừa giữa CT/HDL và triglyceride càng củng cố thêm vai trò của triglyceride là YTNC trong NMN.
Biểu đồ 1: Tương quan giữa CT/HDL với triglyceride máu (r = 0,32; p < 0,01)
KẾT LUẬN.
Qua định lượng một số thông số lipid trên bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Bình Dương chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1. Chỉ có duy nhất giá trị trung bình của nồng độ triglyceride trong nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Giá trị trung bình nồng độ cholesterol, LDL, HDL và các chỉ số sinh xơ vữa (CT/HDL và LDL/HDL) giữa nhóm bệnh và nhóm chứng không khác biệt về mặt thống kê (p > 0,05).
2. Chỉ số CT/HDL tương quan mức độ vừa với các thông số lipide khác CT (p<0,01), TG (p<0,01), LDL (p<0,01), HDL (p<0,01) và LDL/HDL (p <0,01).
3. Chỉ có nồng độ Triglyceride và chỉ số CT/HDL có liên quan với NMN.
Kiến nghị:
Cần thiết định lượng triglyceride trong việc đánh giá các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định liên quan giữa triglyceride và nhồi máu não.
Cần xem chỉ số CT/HDL như là một chỉ số sinh xơ vữa có giá trị cao để áp dụng trong lâm sàng đối với bệnh cảnh nhồi máu não.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Nguyễn Xuân Thanh. Nghiên cứu nồng độ Lipoprotein (a) huyết thanh ở bệnh nhân tai biến mạch máu não. Luận văn Thạc sĩ Y học 2002. Huế.
2. Nguyễn Văn Thành. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện trung ương Huế. Luận văn Thạc sĩ y học 2000. Huế.
3. Asia Pacific Cohort Studies Collaboration. Serum Triglycerides as a Risk Factor for Cardiovascular Diseases in the Asia-Pacific Region. Circulation, October 26, 2004; 110(17): 2678 - 2686.
4. Soyama Y., Miura K. et al. High-Density Lipoprotein Cholesterol and Risk of Stroke in Japanese Men and Women: The Oyabe Study. Stroke, April 1, 2003; 34(4): 863 - 868.
5. Shahar E., Chambless L.E. et al. Plasma Lipid Profile and Incident Ischemic Stroke: The Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) Study. Stroke, March 1, 2003; 34(3): 623 - 631.
6. Tirschwell D.L., Smith N.L. et al. Association of cholesterol with stroke risk varies in stroke subtypes and patient subgroups. Neurology, November 23, 2004; 63(10): 1868 - 1875.