Tên đề tài: Xây dựng quy trình lâm sàng thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và đánh giá hiệu quả lọc máu thay huyết tương cho bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương
1. Tên đề tài: Xây dựng quy trình lâm sàng thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và đánh giá hiệu quả lọc máu thay huyết tương cho bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương.
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng.
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TSKH.BS. Dương Quý Sỹ.
4. Thời gian thực hiện: 06 tháng.
5. Tổng kinh phí thực hiện: 592.696.125 đồng.
A. Thông tin chung về nhiệm vụ
1. Tên đề tài: Xây dựng quy trình lâm sàng thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và đánh giá hiệu quả lọc máu thay huyết tương cho bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương.
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng.
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ:GS.TSKH.BS. Dương Quý Sỹ.
4. Thời gian thực hiện: 06 tháng.
5. Tổng kinh phí thực hiện:592.696.125 đồng.
Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:592.696.125 đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: Không đồng.
6. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:
STT
|
Họ và tên
|
Chức danh khoa học, học vị
|
Cơ quan công tác
|
1
|
Dương Quý Sỹ
|
GS.TSKH.BS
|
Trường CĐYT Lâm Đồng
|
2
|
Huỳnh Trương Anh Đức
|
BSCKI.
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
3
|
Nguyễn Quang Tiến
|
BS
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
4
|
Trần Ngọc Anh Thùy
|
BS
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
5
|
Nguyễn Thị Kim Thành
|
BS
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
6
|
Đỗ Thị Thu Mai
|
Cử nhân Điều dưỡng
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
7
|
Nguyễn Tuấn Anh
|
Cử nhân Điều dưỡng
|
Trường CĐYT Lâm Đồng
|
8
|
Nguyễn Văn Tới
|
Điều dưỡng CK1
|
Trường CĐYT Lâm Đồng
|
9
|
Nguyễn Văn Hoài Nam
|
Cử nhân Điều dưỡng
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
10
|
Tăng Thị Thảo Trâm
|
ThS Sinh học thực nghiệm
|
Trường CĐYT Lâm Đồng
|
B. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu
Thời gian dự kiến: Tháng 02 năm 2023.
Địa điểm: Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương.
C. Nội dung báo cáo tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:
1. Về sản phẩm khoa học:
1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng
|
Khối lượng
|
Chất lượng
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
1
|
Xây dựng Thuyết minh chi tiết được duyệt
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
2
|
Báo cáo tổng thuật tài liệu liên quan đến đề tài
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Đánh giá thực trạng áp dụng quy trình thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) trong điều trị người bệnh covid-19 thể nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương, năm 2021 – 2022.
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Đánh giá hiệu quả, tính an toàn, điều kiện áp dụng lọc máu thay huyết tương trong điều kiện người bệnh covid-19 thể nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương, năm 2021 – 2022. Đây là nội dung mới tất cả các thành viên trong nhóm phối hợp thực hiện
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
5
|
Bộ quy trình lâm sàng thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và đánh giá hiệu quả lọc máu thay huyết tương cho bệnh nhân covid-19 nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Khảo sát, phân tích, đánh giá qua hồ sơ bệnh án (09/2021-6/2022) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương (khoảng 150 ca)
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
7
|
Báo cáo tổng kết đề tài, báo cáo tóm tắt
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
8
|
04 Bài báo Quốc tế
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
1.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Thời gian dự kiến ứng dụng
|
Cơ quan dự kiến ứng dụng
|
Ghi chú
|
1
|
Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt
|
Sau khi đề tài được nghiệm thu
|
Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|
2
|
Bảng mô tả quy trình lâm sàng chi tiết cho các bác sĩ trong chỉ định và áp dụng liệu pháp HFNC phù hợp với diễn biến của người bệnh mắc covid-19 thể nặng và nguy kịch
|
Sau khi đề tài được nghiệm thu
|
Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|
3
|
Bảng mô tả quy trình chăm sóc chi tiết cho các điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh trong quá trình sử dụng liệu pháp HFNC
|
Sau khi đề tài được nghiệm thu
|
Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|
4
|
Bảng mô tả quy trình lâm sàng chi tiết cho bác sĩ trong chỉ định và áp dụng liệu pháp lọc máu thay huyết tương phù hợp với diễn biến người bệnh mắc covid-19 thể nặng và nguy kịch.
|
Sau khi đề tài được nghiệm thu
|
Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|
5
|
Bản mô tả quy trình chăm sóc chi tiết cho các điều dưỡng viên theo dõi, chăm sóc người bệnh trong và sau lọc máu thay huyết tương cho người bệnh mắc covid-19 thể nặng và nguy kịch.
|
Sau khi đề tài được nghiệm thu
|
Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|
2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
Vào thời điểm nghiên cứu, tình hình nhiễm Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường người bệnh mỗi ngày (theo thống kê Bộ Y tế) và hiện nay số bệnh bệnh nhân bị Covid-19 nặng nguy kịch trên cả nước vẫn chiếm tỷ lệ hơn 1.000 bệnh nhân tính đến ngày 5/4/2022, tỷ lệ bệnh nhân nặng – nguy kịch vẫn còn cao ở một số tỉnh thành và tại Bình Dương. Mặc dù bệnh nhân nặng – nguy kịch đã được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhưng một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân diễn tiến nguy kịch và tử vong do các biến chứng của Covid-19, đặc biệt là do sự hình thành các cục máu đông trong bệnh Covid-19. Theo thống kê sơ bộ tại khoa hồi sức tích cực khu điều trị Covid-19 Phú Chánh và tại các đơn nguyên hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 khác thì gần 50% bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch tử vong là do sự hình thành cục máu đông gây thuyên tắc mạch máu tại phổi (thuyên tắc phổi), tại tim (nhồi máu cơ tim), tại thận (gây tổn thương thận cấp), tại não (gây đột quỵ), mặc dù bệnh nhân đã được điều trị dự phòng bằng heparin.
- Đối với việc điều trị bằng HFNC: Việc điều trị bằng HFNC nếu được chỉ định kịp thời và theo dõi đúng quy trình sẽ giúp tránh được việc đặt nội khí quản (NKQ) - thở máy, vì tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19 bị ARDS và đặt NKQ - thở máy rất cao. Tuy nhiên một tỷ lệ đáng kể khoảng 50% bệnh nhân Covid-19 nặng - nguy kịch có thể tránh khỏi việc đặt NKQ - thở máy là nhờ vào oxy liệu pháp trì hoãn với các máy thở đơn giản không xâm lấn như thở oxy dòng cao qua ống thông mũi (HFNC).
Ngoài ra, thở HFNC giúp tránh được những biến chứng khác do thở máy xâm nhập như viêm phổi do thở máy, tràn khí màng phổi do chấn thương thể tích hoặc áp lực gây ra do thở máy xâm nhập ở bệnh nhân Covid-19, tránh được những thất bại do việc cai máy thở, giúp người bệnh dễ dung nạp vẫn có thể ăn uống thông qua đường miệng tránh phải nuôi ăn qua ống thông dạ dày hay truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, việc chăm sóc bệnh nhân Covid-19 được NKQ - thở máy xâm nhập cần phải có số lượng nhân lực điều dưỡng bảo đảm và thường xuyên theo dõi bệnh nhân và hệ thống máy thở để tránh những tai biến do tắt đàm nhớt, bệnh nhân chống máy, thường xuyên xoay trở người bệnh và chăm sóc chống loét... Bên cạnh đó, thở HFNC tránh được việc đặt NKQ - thở máy làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho cán bộ y tế (bác sĩ và điều dưỡng), liên quan đến việc đặt NKQ và thậm chí là mở khí quản do thở máy xâm nhập kéo dài.
Đặc biệt tổn thương phổi gây suy hô hấp tiến triển do Covid-19 thường đáp ứng với điều trị bằng corticoid, thuốc chống đông máu, thuốc kháng vi rút, các chế phẩm sinh học trung hòa cytokine và lọc máu hấp phụ hay lọc máu thay huyết tương. Do vậy việc chỉ định thở HFNC kịp thời, đúng chỉ định và theo dõi đúng quy trình sẽ giúp cho việc điều trị bệnh Covid-19 bị ARDS sẽ không diễn tiến nặng hơn và tình trạng suy hô hấp tiến triển sẽ không diễn tiến nặng và dần dần hồi phục song song với việc điều trị bằng HFNC. Do vậy việc xây dựng quy trình chuẩn về chỉ định điều trị HFNC, theo dõi đáp ứng với điều trị HFNC và chăm sóc bệnh nhân bị Covid-19 nặng - nguy kịch thở HFNC là rất cần thiết trong điều trị bệnh nhân bị Covid-19 vì giúp làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm nguy cơ thở máy, giảm được nguồn nhân lực y tế và chi phí y tế tập trung vào chăm sóc bệnh nhân Covid-19 bị đặt NKQ - thở máy xâm nhập.
- Đối với việc điều trị bằng lọc máu thay huyết tương: Ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng – nguy kịch có mối liên quan giữa mức độ nặng của bệnh, nguy cơ tăng đông và sự hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu và tử vong với sự tăng cao nồng độ các cytokine gây ra do bão cytokine. Đặc biệt sự hình thành các sản phẩm thoái hóa của fibrin gây ra do tình trạng đáp ứng viêm qúa mức trong máu và tại các cơ quan, đặc biệt là tại phổi và các cơ quan đích như tim, thận, não không thể phòng ngừa hiệu quả hoàn toàn với thuốc chống đông mà cần phải loại bỏ ra ngoài bằng phương pháp lọc máu thay huyết tương. Việc lọc máu thay huyết tương vừa có thể loại bỏ các cytokine gây viêm ở bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch, vừa loại bỏ các sản phẩm thoái hóa của fibrin gây ra các cục máu đông và giúp làm giảm nguy cơ thuyên tắc mạch máu ở phổi, ở tim, thận, não và các cơ quan khác, do vậy làm giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Bên cạnh đó các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng viêm do cytokine ở bệnh nhân Covid-19 với sự hình thành cục máu đông ở những bệnh nhân này và nguy cơ tử vong cao. Các yếu tố tiền đông, chống đông và tiểu cầu đều có liên quan đến quá trình hình thành cục máu đông ở bệnh nhân Covid-19 thông qua sự tương tác của phản ứng viêm và quá trình cầm máu và đông máu. Ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng – nguy kịch, nguy cơ tử vong cao do biến chứng hình thành cục máu đông và bất thường về đông máu gây ra hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa, làm gia tăng sự tiêu thụ các yếu tố đông máu, hậu quả làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối vi mạch, các cục máu đông trong các mạch máu, thuyên tắc tĩnh mạch huyết khối, thuyên tắc phổi, tim thận và não gây tử vong. Vì vậy việc lọc máu thay huyết tương sớm giúp tránh được biến chứng hình thành các cục máu đông trong mạch máu, tránh được tai biến xuất huyết do dùng thuốc chống đông và tiêu sợi huyết, giúp giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh bị Covid-19 nặng – nguy kịch.
Do vậy việc đánh giá hiệu quả của việc lọc máu thay huyết tương ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng – nguy kịch, xây dựng quy trình lọc máu thay huyết tương ở những bệnh nhân Covid-19 và quy trình chăm sóc bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng lọc máu – thay huyết tương là rất cần thiết vì giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do bão cytokine, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm được tai biến và biến chứng xuất huyết do dùng thuốc chống đông và tiêu sợi huyết, rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi sức khỏe sớm cho người bệnh bị Covid-19 nặng và nguy kịch.
3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:
3.1. Hiệu quả kinh tế
- Đối với Thở HFNC
+ Giúp làm giảm tỷ lệ thất bại thở HFNC ở bệnh nhân Covid-19 nặng - nguy kịch.
+ Giúp làm giảm số ngày điều trị và nằm viện ở bệnh nhân Covid-19 nặng-nguy kịch
+ Giúp làm giảm tỷ lệ đặt nội khí quản – thở máy xâm nhập ở bệnh nhân Covid-19.
+ Giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch.
- Đối với Lọc máu thay huyết tương
+ Giúp làm giảm tỷ lệ thuyên tắc mạch máu ở bệnh nhân Covid-19 nặng - nguy kịch.
+ Giúp làm giảm số ngày điều trị và nằm viện ở bệnh nhân Covid-19 nặng - nguy kịch.
+ Giúp làm giảm tỷ lệ biến chứng xuất huyết do điều trị bằng thuốc chống đông tiêu sợi huyết ở bệnh nhân bị thuyên tắc mạch máu ở bệnh nhân Covid-19.
+ Giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch.
3.2. Hiệu quả xã hội
Các quy trình chuẩn sẽ được áp dụng tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 và các bệnh lý khác có thở HFNC và Lọc máu thay huyết tương tại Bình Dương và các địa phương khác.
4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về tiến độ thực hiện: Nộp hồ sơ thực hiện đúng thời hạn.
2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Xuất sắc.
Cam đoan nội dung của Báo cáo là trung thực; Chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ không sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác trái với quy định của pháp luật.