Tên nhiệm vụ: Xây dựng quy trình phân tích và áp dụng để đánh giá dư lượng Nitrat, Nitrit trong các loại rau ở thành phố Thủ Dầu Một
b. Đơn vị chủ trì: Khoa Khoa học tự nhiên - Trường Đại học Thủ Dầu Một
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lê Thị Huỳnh Như và các thành viên tham gia nghiên cứu:
1. ThS. Thủy Châu Tờ
2. ThS. Nguyễn Thị Lợi
d. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình xác định nitrat và nitrit trong mẫu rau bằng phương pháp quang phổ hập thụ phân tử (UV-VIS); đánh giá dư lượng nitrat và nitrit trong một số loại rau đang cung ứng và tiêu thụ trên thị trường thành phố Thủ Dầu Một
d. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình. Rau không chỉ cung cấp các Vitamin, chất xơ, chất khoáng, chất vi lượng thiết yếu mà còn là một nguồn dược liệu quý góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Trong thời gian gần đây, sản xuất và tiêu thụ rau đang phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiệm trọng, đó là sự mất an toàn trong sản phẩm rau. Hiện tượng rau không an toàn đã và đang là vấn đền quan tâm đặc biệt của cộng đồng cũng như các cơ quan quản lý. Số vụ thực phẩm ngộ độc từ rau có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong rau, ngoài các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho con người chúng còn chứa một số chất không mong muốn như dư lượng các hóa chất bảo vệ thực vật, thủy ngân, asen, chì, dư lượng phân bón (nitrat), vi sinh vật gây bệnh… Trong đó, dư lượng nitrat trong rau là vấn đề quan tâm hàng đầu khi nói về rau an toàn.
Nitrat là một dạng đạm cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, nên nó được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Dư lượng nitrat trong thực vật được xem như là độc chất đối với sức khỏe con người khi hàm lượng của nó vượt quá ngưỡng an toàn. Hàm lượng nitrat cao trong cơ thể là nguyên nhân gây ra hội chứng trẻ xanh - trẻ ăn thức ăn có chứa nhiều nitrat sẽ bị thiếu máu, da xanh, còi cọc. Ở người lớn, nitrat có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày. Đồng thời, sự chuyển hóa tritrat thành nitrit dẫn đến ngăn cản việc hình thành và trao đổi oxy của hemoglobin trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxyu của tế bào (ngộ độc nitrat). Vì vậy, việc xác định dư lượng của nitrat trong rau luôn được thực hiện về sự tồn lưu độc chất.
Bên cạnh đó, Thủ Dầu Một là trung tâm văn hóa, kinh tế của tỉnh Bình Dương, có mật độ dân số cao nên lượng rau tiêu thụ hàng ngày nơi đây là khá lớn. Hiện nguồn cung ứng rau cho thị trường thành phố chủ yếu từ các tỉnh miền Tây, Đà Lạt, sản xuất tại địa phương… việc kiểm soát chất lượng rau cung ứng trên thì trường gặp nhiều khó khăn như: địa bàn rộng lớn, nguồn nhân lực hạn chế, chủng loại rau đa dạng, chi phí kiểm định còn khá cao… vì vậy, cần có sự chung tay của các nhà khoa học, cộng đồng xã hội về việc giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai thường xuyên và hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề xuất thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng quy trình phân tích và áp dụng để đánh giá dư lượng nitrat, nitrit trong các loại rau ở thành phố Thủ Dầu Một”.
Mục tiêu nhiệm vụ: Xây dựng quy trình xác định nitrat và nitrit trong mẫu rau bằng phương pháp quang phổ hập thụ phân tử (UV-VIS); đánh giá dư lượng nitrat và nitrit trong một số loại rau đang cung ứng và tiêu thụ trên thị trường thành phố Thủ Dầu Một.
Sau 12 tháng nghiên cứu, nhiệm vụ đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
1. Khảo sát và lựa chọn những điều kiện thích hợp cho phản ứng tạo hợp chất màu azo giữa ion nitrit với thuốc thử axit sunfanilic và N-etylendiamin dihydroclorua (NEDD);
2. Khảo sát và lựa chọn các điều kiện thích hợp để khử nitrat về nitrit trên cột khử Cd-Cu;
3. Khảo sát 02 kỹ thuật chiết nitrat và nitrit từ mẫu rau bao gồm: Kỹ thuật ngân chiết và kỹ thuật siêu âm. Kỹ thuật ngâm chiết ở nhiệt độ 50-600C, thời gian ngâm chiết 30 được lựa chọn để chiết nitrat và nitrit từ mẫu rau;
4. Khẳng định độ tin cậy của phương pháp phân tích thông qua độ lặp lại và độ đúng;
5. Đề xuất quy trình phân tích nitrat và nitrit trong mẫu rau và các sản phẩm rau bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử. Quy trình đề xuất có độ tin cậy cao, chi phí thấp và dễ thực hiện nên có tính khả thi cao khi áp dụng thực tế;
6. Kết quả đánh giá hàm lượng nitrat và nitrit trong 60 mẫu rau gồm bắp cải, dưa leo, cà chua, xà lách, hành lá và cà rốt được lấy tại các chợ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.
Đề tài là một cơ sở khoa học cần thiết trong việc xác định nitrat và nitrit trong mẫu rau bằng phương pháp quang phổ hập thụ phân tử. Có thể áp dụng xác định nitrat và nitrit trong mẫu rau và sản phẩm rau nhằm thay thế phương pháp có chi phí cao như HPLC hay IC của các cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm.
e. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian bắt đầu: 10/2014
- Thời gian kết thúc: 09/2015
f. Kinh phí: 56.371 triệu đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).