Thông tin kết quả thực hiện đề tài: Đề tài KHCN cấp tỉnh Bình Dương
A. Thông tin chung về nhiệm vụ
1. Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao theo định hướng phát triển làng thông minh.
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Phát triển nông thôn - Saemaul Undong.
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ:PGS.TS Ngô Thị Phương Lan.
4. Thời gian thực hiện: 36 tháng.
5. Tổng kinh phí thực hiện: 3.237.500.595 đồng.
Trong đó, kinh phí từ ngân sách nhà nước: 3.237.500.595 đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: 0đồng.
6. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:
STT
|
Họ và tên
|
Chức danh khoa học, học vị
|
Cơ quan công tác
|
1
|
Ngô Thị Phương Lan
|
PGS.TS
|
Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong
|
2
|
Trần Tuyên
|
ThS, Nghiên cứu sinh
|
Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong
|
3
|
Ngô Thị Thu Trang
|
PGS.TS
|
Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong
|
4
|
Phạm Thanh Duy
|
TS
|
Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong
|
5
|
Nguyễn Hồng Quân
|
PGS.TS
|
Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED)
|
6
|
Nguyễn Minh Tú
|
TS
|
Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED)
|
7
|
Lê Bá Nhật Minh
|
ThS, Nghiên cứu sinh
|
Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED)
|
8
|
Phạm Thị Hồng Cúc
|
ThS
|
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
|
9
|
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
ThS
|
Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong
|
10
|
Đỗ Thị Ngân Thanh
|
Nghiên cứu sinh
|
Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong
|
11
|
Nguyễn Mạnh Tiến
|
Cử nhân
|
Trung tâm Phát triển nông thôn Saemaul Undong
|
12
|
Trần Duy Minh
|
ThS, Nghiên cứu sinh
|
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
|
13
|
Phan Yến Ly
|
Cử nhân
|
Công ty TNHH Tư vấn truyền thông và sự kiện Cánh Cam
|
14
|
Ngô Hữu Thống
|
ThS
|
Trung tâm Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, ĐHQG-HCM
|
B. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu
Thời gian dự kiến: Tháng 7 năm 2024.
Địa điểm: Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương.
C. Nội dung báo cáo tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:
1. Về sản phẩm khoa học:
1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng
|
Khối lượng
|
Chất lượng
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
1
|
01 báo cáo tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm liên quan đến đề tài
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
2
|
01 Báo cáo về các mô hình NNCNC đang hiện hữu tại huyện Phú Giáo trong đó nhấn mạnh đến thực trạng và tiềm năng của từng mô hình
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
3
|
01 Báo cáo đánh giá tổng quan thực trạng các mô hình nông nghiệp CNC tại Bình Dương theo hướng kinh tế tuần hoàn và đánh giá các mô hình này tại huyện Phú Giáo
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
4
|
01 Báo cáo hiện trạng tài nguyên du lịch, tuyến điểm du lịch, hoạt động du lịch và khả năng phát triển du lịch gắn với nông nghiệp CNC huyện Phú Giáo
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
5
|
01 Bộ giải pháp định hướng chính sách liên kết phát triển du lịch nông nghiệp CNC theo định hướng làng thông minh trên địa bàn huyện Phú Giáo
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
6
|
01 Bộ giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch nông nghiệp CNC, qua đó thu hút du khách đến tham quan dựa trên các mô hình du lịch nông nghiệp CNC từ các mô hình đề xuất
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
7
|
01 Bộ giải pháp xây dựng tuyến điểm du lịch huyện Phú Giáo
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
8
|
01 đề xuất chi tiết xây dựng mô hình thí điểm nông nghiệp sinh thái/nông nghiệp ứng dụng các giải pháp tuần hoàn kết hợp du lịch
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
9
|
01 đề xuất xây dựng mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp công nghệ có ứng dụng các giải pháp tuần hoàn
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
10
|
01 Báo cáo triển khai mô hình điểm du lịch NNCNC có ứng dụng các giải pháp tuần hoàn
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
11
|
01 Báo cáo tổng hợp đề tài
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
12
|
01 ứng dụng kết nối các doanh nghiệp hoạt động NNCNC gắn với du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn tại huyện Phú Giáo
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
13
|
Kỷ yếu hội thảo
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
1.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Thời gian dự kiến ứng dụng
|
Cơ quan dự kiến ứng dụng
|
Ghi chú
|
1
|
01 bộ giải pháp định hướng chính sách liên kết phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng làng thông minh trên địa bàn huyện Phú Giáo
|
Sau khi nghiệm thu
|
UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
|
|
2
|
01 bộ giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao, qua đó thu hút du khách đến tham quan dựa trên các mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao từ các mô hình đề xuất
|
Sau khi nghiệm thu
|
UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
|
|
3
|
01 bộ giải pháp xây dựng tuyến điểm du lịch huyện Phú Giáo
|
Sau khi nghiệm thu
|
UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
|
|
4
|
01 đề xuất chi tiết xây dựng mô hình thí điểm nông nghiệp sinh thái/nông nghiệp ứng dụng các giải pháp tuần hoàn kết hợp du lịch
|
Sau khi nghiệm thu
|
UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Các doanh nghiệp, nông hộ, trang trại
|
|
1.3 Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Thời gian ứng dụng
|
Tên cơ quan ứng dụng
|
Ghi chú
|
1
|
01 ứng dụng kết nối các doanh nghiệp hoạt động NNCCN gắn với du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn tại huyện Phú Giáo
|
Tháng 3/2024 đến nay
|
UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
|
|
2
|
01 đề xuất chi tiết xây dựng mô hình thí điểm nông nghiệp sinh thái/ nông nghiệp ứng dụng các giải pháp tuần hoàn kết hợp du lịch
|
Tháng 3/2024 đến nay
|
Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I
|
|
3
|
01 đề xuất xây dựng mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp công nghệ có ứng dụng các giải pháp tuần hoàn
|
Tháng 1/2024 đến nay
|
Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I
|
|
2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
2.1 Về lý luận
Đề tài có một số đóng góp về mặt lý luận cho các chủ đề nghiên cứu khoa học du lịch, nông nghiệp, DLNN và các chủ đề có liên quan khác như sau:
Thứ nhất, đưa ra khái niệm du lịch nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tiếp cận theo hướng nông nghiệp du lịch. Theo đó, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo là nền tảng của sản phẩm du lịch; du lịch là hình thức làm tăng giá trị cho nông nghiệp, gia tăng nhận thức về một nền nông nghiệp lành mạnh và bền vững.
Thứ hai, định nghĩa công nghệ cao là công nghệ phù hợp. Đã có nhiều định nghĩa về nông nghiệp công nghệ cao từ góc độ kỹ thuật. Từ thực tiễn của địa điểm nghiên cứu và kinh nghiệm học hỏi từ Hàn Quốc, và tiếp cận từ năng lực chủ thể, đề tài nhấn mạnh đến tính phù hợp của các công nghệ.
Thứ ba, vận dụng lý thuyết kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và du lịch. Nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết kinh tế tuần hoàn vào nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, đề tài đã hệ thống hóa các thực hành kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh áp dụng cả các tri thức bản địa (ủ compost, thiên địch, hàng rào sinh học vật ngăn cản côn trùng, …) với việc sử dụng công nghệ (công nghệ vi sinh dựa vào tài nguyên bản địa). Kinh tế tuần hoàn không chỉ tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực của canh tác nông nghiệp đến môi trường. Đây là một đóng góp quan trọng trong việc phát triển lý thuyết kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
Thứ tư, hệ thống hóa và đóng góp các mô hình lý thuyết về du lịch NNCNC: Các mô hình và giải pháp được đề xuất trong đề tài bao gồm du lịch nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với kinh tế tuần hoàn không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có khả năng nhân rộng và ứng dụng thực tiễn cao. Điều này tạo điều kiện cho việc thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện các mô hình trên thực tế, từ đó góp phần vào việc phát triển lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực NNCNC và du lịch nông nghiệp. Đặc biệt, đề tài đã phát triển và đề xuất mô hình kết hợp giữa NNCNC và du lịch sinh thái, mang lại góc nhìn mới về sự kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch. Mô hình này không chỉ nâng cao giá trị kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, tạo sự bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, định hướng chính sách phát triển NNCNC. Nghiên cứu đã cung cấp các gợi ý và cơ sở lý luận cho việc định hướng và xây dựng chính sách phát triển NNCNC, đặc biệt trong việc kết hợp với du lịch. Các chính sách này không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở nông thôn. Cụ thể, về mặt hình thức, các cơ quan quản lý đã có sự quan tâm khi ban hành định hướng và các chính sách để hỗ trợ cho các chủ thể nông nghiệp công nghệ cao, vốn là nền tảng để xây dựng sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, thực tế, việc tiếp cận các chính sách đó còn nhiều hạn chế nhất là đối với các chủ thể làm nông nghiệp công nghệ cao. Thực tế cho thấy các chủ thể nông nghiệp công nghệ cao vốn là những người đã có những nguồn lực nhất định nên các chính sách về hỗ trợ vốn như hiện nay là chưa phù hợp; ngoài ra chính sách về đất đai gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên đất nông nghiệp cần có quy hoạch phù hợp; và hiện nay chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quản lý nhà nước và các đối tượng này nhất là trong phát triển sản xuất. Họ tự chủ động tất cả trong các khâu của chuỗi sản xuất.
Cuối cùng, các kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào nguồn tài liệu nghiên cứu về du lịch nông nghiệp. Đề tài đã bổ sung tài liệu nghiên cứu phong phú và cụ thể về du lịch nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp nguồn thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các bên liên quan. Đây sẽ là cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu và ứng dụng trong tương lai trong lĩnh vực này.
2.2 Về mặt thực tiễn
Du lịch NNCNC là một trong những sản phẩm mới của ngành du lịch, sản phẩm này được du khách chờ đợi mong muốn tìm hiểu về những công nghệ mới được ứng dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các tri thức và trách nhiệm xã hội đi cùng. Các mô hình học tập trong NNCNC cũng bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong thời gian qua.
Đề tài có một số đóng góp về mặt thực tiễn như sau:
Thứ nhất, đề tài góp phần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp địa phương về tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Theo đó, việc gắn với du lịch sẽ làm gia tăng giá trị của chuỗi sản xuất về cả khía cạnh kinh tế và xã hội của các sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, du lịch giúp gia tăng vốn biểu tượng hay giá trị vô hình cho thương hiệu của doanh nghiệp/ hộ nông dân/ hợp tác xã… Du lịch giúp các du khách có niềm tin vào sản phẩm nông nghiệp được sản xuất có áp dụng công nghệ, giải định kiến “sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao là không tốt cho sức khỏe và môi trường khi có sử dụng hóa chất.” Việc thay đổi nhận thức này sẽ giúp cho sự gia tăng sử dụng các sản phẩm của du khách và lan tỏa thông điệp chân thực về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ hai, mô hình kết hợp giữa nông nghiệp công nghệ cao và du lịch giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Việc khai thác du lịch nông nghiệp không chỉ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của huyện Phú Giáo.
Thứ ba, quảng bá, xây dựng thương hiệu nông sản và nâng cao nhận thức về thực hành nông nghiệp trách nhiệm. Thông qua các hoạt động du lịch, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Phú Giáo được giới thiệu rộng rãi hơn đến du khách trong và ngoài nước. Điều này không chỉ giúp quảng bá mà còn xây dựng thương hiệu cho nông sản Phú Giáo nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung;, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc đưa các tri thức nông nghiệp công nghệ cao vào các sản phẩm du lịch sẽ làm cho người dân đặc biệt là học sinh và sinh viên có cơ hội tiếp cận với nguồn tri thức về nông nghiệp công nghệ cao và thực hành nông nghiệp trách nhiệm. Ngoài ra, du lịch nông nghiệp công nghệ cao giúp bồi đắp lòng tự hào về nền nông nghiệp hiện đại của Việt Nam.
Thứ tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao theo định hướng làng thông minh. Đề tài đưa ra các giải pháp thiết thực để kết hợp giữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại. Việc triển khai các mô hình thí điểm như nông nghiệp sinh thái, ứng dụng các giải pháp tuần hoàn kết hợp du lịch, kết nối xây dựng cộng đồng nông nghiệp du lịch trên không gian mạng sẽ giúp cải thiện diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo ra các điểm nhấn du lịch đặc trưng cho vùng.
Thứ năm, thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa các nhà: nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Đề tài đưa ra phương cách liên kết các nhà trong triển khai chuỗi du lịch nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, các cấp quản lý nhà nước sẽ là nhân tố khởi xướng và kết nối; doanh nghiệp và hộ nông dân sẽ là đơn vị xây dựng, tham gia xây dựng, phối hợp, triển khai các sản phẩm đề xuất; nhà trường là đơn vị tư vấn chuyên môn cùng đồng hành với nhà nước, doanh nghiệp, hộ nông dân. các chính sách khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp trong việc đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sự hỗ trợ và khởi xướng của chính quyền các cấp. Sự hợp tác công tư này không chỉ tăng cường nguồn lực tài chính mà còn mang lại kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật, góp phần hiện thực hóa các mô hình nông nghiệp và du lịch tiên tiến.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo các hướng:
- Đối với các cấp quản lý Nhà nước: Kết quả nghiên cứu của đề tài được vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương gắn với tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, hướng tới định hướng làng thông minh. Kết quả nghiên cứu có giá trị nhất định trong lĩnh vực nông nghiệp khi trực tiếp đề cập đến khía cạnh ứng dụng công nghệ cao và kinh tế tuần hoàn, hai xu hướng nổi bật và khả thi hiện nay trong nông nghiệp. Đối với ngành du lịch, đó là các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thương hiệu du lịch địa phương thông qua một loại hình du lịch mới – du lịch NNCNC, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch và phát triển các tuyến điểm du lịch hiện hữu.
- Đối với các mô hình NNCNC: Các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực NNCNC hoặc định hướng phát triển theo hướng NNCNC có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu để phát triển gắn với hoạt động du lịch, gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm của mình, kết nối các ngành sản xuất để tạo ra chuỗi hoạt động kinh tế tuần hoàn, hướng đến bền vững. Các đơn vị này cũng có thể định hướng tiếp tục phát triển NNCNC gắn với kinh tế tuần hoàn như một hình thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tạo cơ hội cho các ngành kinh tế khác.
- Đối với các doanh nghiệp du lịch: Các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng kết quả nghiên cứu để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết với các mô hình NNCNC để phát triển loại hình du lịch NNCNC, tạo thêm sự hấp dẫn, thu hút cho các sản phẩm du lịch hiện có, phát triển các tuyến điểm du lịch có tính mới và đáp ứng thị hiếu du khách.
3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:
3.1. Hiệu quả kinh tế
Đối với sự phát triển kinh tế: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp khai thác hiệu quả hơn hoạt động NNCNC tại địa phương thông qua kết hợp phát triển du lịch, gia tăng thêm giá trị cho hoạt động nông nghiệp và hiệu quả hoạt động du lịch, xây dựng các mô hình hiệu quả để khai thác song song 2 lĩnh vực kinh tế quan trọng này. Bên cạnh đó, nội dung nghiên cứu của đề tài còn hướng đến xu hướng kinh tế tuần hoàn, một xu hướng mới trong các cách tiếp cận kinh tế, giúp giảm các chi phí sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động kinh tế, ngành kinh tế này có thể trở thành tiền đề để phát triển ngành kinh tế khác.
3.2. Hiệu quả xã hội
Đối với sự phát triển xã hội: Các kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp góp phần xây dựng các mô hình du lịch NNCNC và nôn nghiệp sinh thái/ nông nghiệp tuần hoàn giúp gia tăng các giá trị xã hội của sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm du lịch, tạo thêm nhiều việc làm tại địa phương. Việc triển khai các kết quả nghiên cứu còn thúc đẩy quá trình giao lưu, tương tác xã hội giữa các ngành, các lĩnh vực, phát huy vai trò của các bên liên quan trong hoạt động kinh tế, kịp thời giải quyết các rào cản hiện đang mắc phải trong cả thực tiễn và quy hoạch chính sách.
4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về tiến độ thực hiện: Nộp hồ sơ thực hiện đúng thời hạn.
2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Xuất sắc.
Cam đoan nội dung của Báo cáo là trung thực; Chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ không sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác trái với quy định của pháp luật.