Thông tin kết quả thực hiện dự án: Dự án KHCN cấp tỉnh Bình Dương: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chế biến gỗ của tỉnh Bình Dương.
A. Thông tin chung về nhiệm vụ
1. Tên dự án: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chế biến gỗ của tỉnh Bình Dương.
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip (Tp Hà Nội).
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Cử nhân Nguyễn Anh Ngọc.
4. Thời gian thực hiện: 28 tháng.
Bắt đầu: 27/12/2021.
Kết thúc: 27/04/2024.
Gia hạn thời gian thực hiện Hợp đồng đến ngày 29/10/2024 (QĐ số: 240/QĐ-SKHCN ngày 26/12/2023 của Sở KH&CN tỉnh Bình Dương).
5. Tổng kinh phí thực hiện: 1.054.333.837 đồng.
Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 1.054.333.837 đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: Không đồng.
6. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:
STT
|
Họ và tên
|
Chức danh khoa học, học vị
|
Cơ quan công tác
|
1
|
Nguyễn Anh Ngọc
|
Cử nhân
|
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip (Tp Hà Nội)
|
2
|
Nguyễn Khắc Phi
|
Cử nhân
|
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip (Tp Hà Nội)
|
3
|
Trần Thị Hường
|
Cử nhân
|
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip (Tp Hà Nội)
|
4
|
Nguyễn Minh Phương
|
Cử nhân
|
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip (Tp Hà Nội)
|
5
|
Lê Vũ Huyền
|
Cử nhân
|
Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip
|
6
|
Lâm Thị Mỹ Duyên
|
Cử nhân
|
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip (Tp Hà Nội)
|
7
|
Võ Thị Minh Lý
|
Cử nhân
|
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip (Tp Hà Nội)
|
8
|
Nguyễn Thị Hằng
|
Cử nhân
|
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip (Tp Hà Nội)
|
9
|
Trần Anh Vũ
|
Thạc sĩ
|
Hiệp hội gỗ tỉnh Bình Dương
|
10
|
Nguyễn Dương
|
Cử nhân
|
Hiệp hội gỗ tỉnh Bình Dương
|
B. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu
Thời gian dự kiến: Tháng 8 năm 2024.
Địa điểm: Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương.
C. Nội dung báo cáo tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:
1. Về sản phẩm khoa học:
1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng
|
Khối lượng
|
Chất lượng
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
1
|
Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
2
|
Bộ Báo cáo điều tra, khảo sát, bao gồm:
- Báo cáo kết quả khảo sát thu thập thông tin nguồn gốc, danh tiếng, hiện trạng sản xuất, kinh doanh ngành chế biến gỗ ở tỉnh Bình Dương, các chủ trương, chính sách, quy hoạch (nếu có) của nhà nước và địa phương liên quan đến ngành chế biến gỗ của tỉnh Bình Dương.
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
3
|
Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể (NHTT) gồm:
- Tờ khai đơn đăng ký
Mẫu NHTT
- Quy chế sử dụng NHTT
- Bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mang NHTT
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cho phép sử dụng tên địa danh để đăng ký NHTT
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
4
|
Giấy chứng nhận đăng ký NHTT
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
5
|
Mô hình quản lý NHTT
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
6
|
Các biểu mẫu phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu tập thể (NHTT), bao gồm:
- Mẫu hồ sơ yêu cầu cấp quyền sử dụng NHTT;
- Mẫu sổ sách theo dõi, kiểm soát việc sử dụng NHTT;
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện sử dụng NHTT;
- Mẫu biên bản kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng NHTT;
- Mẫu Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHTT;
- Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng NHTT.
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
7
|
Bộ văn bản quản lý nhãn hiệu tập thể (NHTT), bao gồm:
- Bản tiêu chí cho các Sản phẩm chế biến gỗ tỉnh Bình Dương.
- Quy định về cấp và thu hồi quyền sử dụng NHTT.
- Quy định về kiểm soát việc sử dụng NHTT.
- Quy định về việc sử dụng tem nhãn sản phẩm mang NHTT.
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
8
|
Hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm chế biến gỗ của tỉnh Bình Dương, bao gồm:
- Hướng dẫn sử dụng NHTT;
- Mẫu Bảng hiệu địa điểm bán, phân phối các sản phẩm mang NHTT;
- Hệ thống xúc tiến thương mại: Standee, tờ rơi, poster;
- Mẫu gian hàng trưng bày sản phẩm mang NHTT.
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
9
|
Các sản phẩm hỗ trợ việc quảng bá và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) bao gồm:
a) Xây dựng hệ thống giới thiệu và quảng bá sản phẩm trên nền tảng mạng xã hội.
- Đăng ký một (1) tài khoản thư điện tử (email) và một (1) số điện thoại để làm cơ sở đăng ký các tài khoản mạng xã hội.
- Xây dựng một (1) trang fanpage trên nền tảng mạng xã hội facebook.com.
- Chuẩn bị một (1) bài viết và hình ảnh giới thiệu NHTT trên trang fanpage của facebook; website (của chủ sở hữu NHTT)
- Viết một (1) bài đăng trên báo điện tử giới thiệu sản phẩm mang NHTT nhằm quảng cáo, tuyên truyền.
- Xây dựng một (1) phóng sự có độ dài từ 5-7 phút giới thiệu, quảng bá thông tin hình ảnh sản phẩm mang NHTT.
- In ấn một (1) bộ các sản phẩm từ bộ thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu: tem nhãn, tờ rơi, poster, sổ tay, standee.
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
10
|
Hồ sơ cấp quyền sử dụng NHTT; báo cáo kết quả áp dụng thí điểm mô hình
|
|
X
|
|
|
X
|
|
|
X
|
|
1.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Thời gian dự kiến ứng dụng
|
Cơ quan dự kiến ứng dụng
|
Ghi chú
|
1
|
Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Gỗ Bình Dương”
|
2024
|
Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương
|
|
1.3. Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Thời gian ứng dụng
|
Tên cơ quan ứng dụng
|
Ghi chú
|
1
|
Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Gỗ Bình Dương”
|
2024
|
Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương
|
|
2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
- Phù hợp với nhu cầu mong muốn của người địa phương: Sau khi bảo hộ, thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu và đưa vào sử dụng hệ thống nhận diện sản phẩm mang NHTT đã thúc đẩy sự nhận biết, tạo lòng tin và xây dựng liên kết trực tiếp giữa người sản xuất với khách hàng tiêu thụ bên ngoài vùng sản xuất. Điều đó đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm, phù hợp với định hướng phát triển của cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
- Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường: việc sản phẩm gỗ Bình Dương được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký NHTT cùng với các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại được triển khai trong dự án đã góp phần quản lý chất lượng, cung ứng ra thị trường sản phẩm có độ tin cậy về chất lượng, có nhãn mác cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng và khách hàng. Những hoạt động đó đã thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần vào sự phát triển bền vững cho sản phẩm.
- Phù hợp với chức năng quản lý của tổ chức quản lý: Trong quá trình thực hiện dự án, các quy chế quản lý nhãn hiệu, quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHTT đã được thảo luận và ban hành. Trong mỗi hoạt động quản lý, đơn vị chủ trì bố trí triển khai đồng thời giữa hướng dẫn lý thuyết và áp dụng vào thực tế để Hiệp hội nắm được đầy đủ thông tin. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc dễ dàng quản lý và kiểm soát sản phẩm.
- Dự án có sự tham gia tích cực của cộng đồng: Bên cạnh sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp chế biến gỗ nhiệt tình đóng góp ý kiến, ủng hộ và tham gia các hoạt động từ dự án. Đây là đối tượng hưởng lợi chính của dự án và cũng là đối tượng duy trì, phát triển dự án sau này.
- Dự án đã góp phần nâng cao danh tiếng, kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của tỉnh Bình Dương.
3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:
3.1. Hiệu quả kinh tế
- Các kết quả dự án thu được có ảnh hưởng rất quan trọng, góp phần điều chỉnh định hướng phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Từ thương hiệu của sản phẩm không những tiêu thụ được cả thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường quốc tế với giá thành ổn định không bị ảnh hưởng các yếu tố bất lợi chi phối.
3.2. Hiệu quả xã hội
- Góp phần đưa hoạt động sở hữu trí tuệ tới gần với người dân hơn: Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực đặc thù và thường phát sinh từ các hoạt động sáng tạo, gắn liền với các kết quả nghiên cứu khoa học và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Dự án đã mở ra một hướng đi phù hợp, giải quyết được phần nào vướng mắc về phương thức tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ của địa phương. Dự án cũng đã góp phần kích thích sự đầu tư của xã hội, chính quyền các địa phương về hoạt động xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Dự án đã có tác động rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng. Thông qua các hoạt động khảo sát, hội thảo, tập huấn,...vv, của dự án đã góp phần tạo chuyển biến tích cực nhận thức của cán bộ, lãnh đạo, các cơ sở sản xuất tại địa phương. Người dân đã được nâng cao kiến thức về sản xuất, kinh doanh và kiến thức về sở hữu trí tuệ, vai trò, giá trị của sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của địa phương.
- Các quy trình sử dụng và quản lý nhãn hiệu tập thể sẽ được phổ biến rộng rãi đến cá nhân/cơ sở sản xuất kinh doanh cho các sản phẩm chế biến từ gỗ.
- Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương.
4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về tiến độ thực hiện: Nộp hồ sơ thực hiện đúng thời hạn.
2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đạt yêu cầu.
Cam đoan nội dung của Báo cáo là trung thực; Chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ không sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác trái với quy định của pháp luật.