Kế hoạch số 3191/KH-UBND: Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Nghị quyết của Chính phủ về phát triển khoa học và công nghệ
Tải tại đây: Kế hoạch số 3191/KH-UBND
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Nghị quyết của Chính phủ về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Thực hiện Chương trình hành động số 63-CTr/TU ngày 07/6/2013 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành động số 63-CTr/TU ngày 07/6/2013 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 20).
Xác định các nhiệm vụ chủ yếu cần tổ chức thực hiện để phát triển mạnh mẽ KHCN, làm cho KHCN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường.
2. Yêu cầu
Các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức về vai trò của KHCN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định việc phát triển KHCN là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị.
Mục tiêu của hoạt động KHCN nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch ứng dụng và phát triển KHCN là một nội dung của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương.
Các cấp, các ngành chủ động phối hợp triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chính sách, cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tăng cường tiềm lực KHCN
Triển khai kế hoạch phát triển và nâng cao năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, phân tích, thí nghiệm của các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. Khuyến kích doanh nghiệp đầu tư và cung cấp dịch vụ KHCN.
Đầu tư tiềm lực, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức KHCN công lập để từng bước chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Hỗ trợ xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN trong khu công nghiệp, doanh nghiệp, trường đại học trên địa bàn tỉnh.
Đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị cho các cơ sở thực nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (về nông nghiệp, công nghiệp) để nâng cao trình độ thực tiển cho cán bộ kỹ thuật.
Các cấp, các ngành tăng cường đầu tư vốn cho phát triển KHCN gắn với đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh.
2. Phát triển nguồn nhân lực KHCN
Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhân lực KHCN của các sở, ngành theo hướng bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng và cơ cấu ngành nghề chuyên môn phù hợp với quy hoạch phát triển ngành.
Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp làm công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp.
Đào tạo nâng cao năng lực quản lý KHCN cho cán bộ quản lý ở các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố nhằm đẩy mạnh hoạt động KHCN cấp cơ sở (tập trung vào công tác chuyển giao tiến bộ KHCN thông qua mô hình ứng dụng, nhân rộng mô hình được kết luận là có hiệu quả kinh tế - xã hội).
Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút nhân tài, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các dự án trọng điểm của tỉnh.
Xây dựng đề án phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học để bổ sung nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao cho tỉnh.
Các trường đại học, cao đẳng chú trọng gắn công tác đào tạo với nghiên cứukhoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụnhu cầu của sản xuấtvà đời sống; có biện pháp khuyến khích giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh đề xuất, dự tuyển thực hiện các nhiệm vụ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ, tiềm năng từ các trường đại học để làm hạt nhân hình thành các doanh nghiệp KHCN.
3. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN
Mở rộng và nâng tầm hợp tác giữa các tổ chức hoạt động KHCN trong và ngoài nước với các doanh nghiệp của tỉnh, nhằm giải quyết các vấn đề KHCN của doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, tư vấn về biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các trường đại học, các đơn vị hoạt động KHCN đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN.
4. Đổi mới, chuyển giao công nghệ
Triển khai chính sách hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế, thuê chuyên gia trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh.
Triển khai cơ chế Nhà nước mua kết quả nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp mua công nghệ từ các tổ chức hoạt động KHCN.
Triển khai cơ chế giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; cơ chế phân chia lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả.
Xây dựng đề án củng cố hoạt động của Quỹ phát triển KHCN của tỉnh để làm tốt vai trò cầu nối giữa Quỹ phát triển KHCN Quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và doanh nghiệp có nhu cầu vốn nhiều để thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ lớn; tăng lượng vốn vay/dự án.
Hướng dẫn, khuyến khích thành lập và vận hành Quỹ phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể hoá kịp thời các quy định của các Bộ, ngành Trung ương về quản lý và sử dụng quỹ.
Thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, tập trung các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, góp phần đạt chỉ tiêu tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10 - 15%/năm giai đoạn đến năm 2015 và 20 - 25%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
Tổ chức thẩm tra nội dung về công nghệ, danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong các dự án đầu tư theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát hoạt động nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp theo Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 09/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu, công nghệ gây nguy hại đến sức khoẻ con người, tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao, đến năm 2020 đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2015, triển khai các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, trước mắt tập trung ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp, y tế, môi trường theo Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Thống kê, đánh giá tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp; xác định tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị, giá trị giao dịch của thị trường KHCN. Nghiên cứu, đánh giá yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) hoạt động KHCN. Thống kê định kỳ hàng năm về tình hình nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước.
Cập nhật, công bố thường xuyên danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nước đã sản xuất được.
Triển khai cơ chế sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ.
5. Triển khai nhiệm vụ KHCN chủ yếu
Rà soát nội dung, phương thức thực hiện để triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án KHCN trọng điểm: chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KHCN; chương trình khoa học xã hội nhân văn; chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa; đề án hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), chương trình công nghệ sinh học; chương trình chuyển giao tiến bộ KHCN trong nông nghiệp; chương trình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; chương trình công nghiệp, công nghệ và tự động hóa; chương trình tiết kiệm năng lượng; chương trình sản xuất sạch hơn.
Triển khai xây dựng một số vùng chuyên canh rau, cây ăn quả. Gắn chuyển giao tiến bộ KHCN với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu.
Hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đề xuất, tham gia các đề án, chương trình về KHCN. Chuyển giao kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp sử dụng và hướng dẫn hình thành, phát triển doanh nghiệp KHCN.
6. Xây dựng và phát triển thị trường KHCN
Hướng dẫn thành lập tổ chức chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, xúc tiến thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tổ chức hội thảo, giao lưu giữa các đơn vị có công nghệ, kết quả muốn chuyển giao với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận.
Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, chuyên gia công nghệ, sở hữu trí tuệ.
Đầu tư phát triển Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN, Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN để liên thông có hiệu quả với các sàn giao dịch công nghệ quốc gia, thực hiện kết nối cung - cầu về sản phẩm KHCN mới.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức KHCN hoạt động trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ (đàm phán, lập hợp đồng chuyển giao công nghệ, môi giới, đánh giá, định giá công nghệ), tư vấn xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ.
Tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị vùng Đông Nam bộ tại Bình Dương hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động KHCN tham gia Chợ công nghệ và thiết bị do các tỉnh, thành phố tổ chức.
7. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KHCN
Tiếp tục đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với hoạt động KHCN phù hợp với đặc thù của lĩnh vực KHCN và nhu cầu phát triển của tỉnh.
Xây dựng và thực hiện cơ chế “đặt hàng” của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp đối với các nhà khoa học, tổ chức KHCN.
Triển khai tiêu chí, quy trình, thủ tục thực hiện “khoán chi” đối với nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước.
Triển khai cơ chế, quy định việc cấp, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN theo hướng cấp qua quỹ phát triển KHCN của tỉnh để chủ động trong việc điều phối, bổ sung nhiệm vụ KHCN đột xuất do lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện hoặc các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố đề xuất được UBND tỉnh chấp thuận.
Thực hiện cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai thực hiện một số dự án KHCN quy mô lớn, có tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia và sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Huy động nguồn vốn xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư cho phát triểnKHCN, đưa tổng mức đầu tư xã hội cho KHCN đạt 1,5% GDP vào năm 2015, trên 2% GDP vào năm 2020 và khoảng 3% GDP vào năm 2030, thông qua việc hình thành các quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp vay vốn các quỹ phát triển KHCN của địa phương và Trung ương.
8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của KHCN, chính sách KHCN, các chương trình KHCN
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng về vai trò của KHCN, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phát triển KHCN, phổ biến thành tựu, kiến thức KHCN, các mô hình ứng dụng, nhân rộng tiến bộ KHCN có hiệu quả vào thực tế sản xuấtvà đời sống trên địa bàn tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở KHCN
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan của tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển KHCN; xây dựng các chương trình, dự án của ngành nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này trong thời gian tới.
Đẩy mạnh tổ chức ứng dụng rộng rãi kết quả của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được nghiệm thu trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả của việc triển khai ứng dụng các kết quả của các đề tài, dự án.
Triển khai các chính sách, cơ chế quản lý hoạt động KHCN, đổi mới công nghệ và phát triển thị trường công nghệ.
Tổ chức đào tạo kỹ năng, phương pháp quản lý KHCN cho cán bộ quản lý KHCN các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các trường đại học trên địa bàn.
Xây dựng cơ chế “đặt hàng” thực hiện nhiệm vụ KHCN của Lãnh đạo tỉnh, cácsở, ngành, huyện, thị xã, thành phố; cơ chế triển khai các nhiệm vụ KHCN đột xuất.
Thực hiện sự phối hợp giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung ương, các địa phương trong nước với tỉnh để huy động các nguồn lực cho phát triển KHCN.
Phối hợp với các trường đại học trong tỉnh xây dựng thí điểm một số nhóm nghiên cứu nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động nghiên cứu, triển khai của trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động KHCN.
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế hướng dẫn doanh nghiệp thành lập, sử dụng vốn của quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp theo quy định. Củng cố hoạt động của quỹ phát triển KHCN.
Phát triển doanh nghiệp KHCN
Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố rà soát nội dung và triển khai các chương trình KHCN đã được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức sơ kết năm 2015 và tổng kết vào năm 2020.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam- Singapore chủ trì và phối hợp với Sở KHCN và các ngành có liên quan tiến hành thẩm tra nội dung về công nghệ, danh mục máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ trong các dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài và trong khu công nghiệptheo quy định hiện hành. Phổ biến cho doanh nghiệp các yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ dự án đầu tư để xem xét, thẩm tra trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Cập nhật và công bố danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nước sản xuất được.
Cân đối nguồn kinh phí để các sở, ngành thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch này.
Triển khai cơ chế sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế để đổi mới công nghệ, thực hiện theo các quy định hiện hành về sử dụng nguồn vốn này.
Triển khai quy trình thực hiện “khoán chi” đối với nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn ngân sách; triển khai cơ chế cấp phát, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN theo quy định hiện hành.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì và phối hợp với Sở KHCN và các sở, ngành khác chỉ đạo các tổ chức KHCN công lập chuyển đổi cơ chế hoạt động theo Nghị định 115 của Chính phủ.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài.
5. Cục Thống kê
Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan thống kê hàng năm vốn các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị; tính toán yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) năm 2014 và 2015.
6. Sở Công Thương
Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sạch hơn.
Triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng đã được phê duyệt, điều chỉnh bổ sung chương trình cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và chính sách của Chính phủ.
7. Sở Giáo dục - Đào tạo
Xây dựng đề án phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học.
Cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân tỉnh vào kế hoạch hoạt động hàng năm của đơn vị, địa phương.
Các đơn vị được phân công nhiệm vụ cần chủ động xây dựng dự toán chi thực hiện Kế hoạch động vào dự toán ngân sách hàng năm gởi Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở KHCN báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
Nhiệm vụ triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trìnhphát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3191/KH-UBND ngày 23/10/2013 của UBNDtỉnh)
STT |
Nội dung nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì thực hiện |
Đơn vị phối hợp |
Tiến độ |
1 |
Nâng cao năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, phân tích, thí nghiệm của các đơn vị sự nghiệp |
Sở KHCN |
Sở Y tế, Sở KHĐT |
2013 - 2015 |
2 |
Chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm |
Sở Nội vụ |
Sở KHCN, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các Sở ngành có liên quan. |
2013 - 2014 |
3 |
Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhân lực KHCN đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế. |
Sở Nội vụ |
Sở KHCN, Sở Tài chính, Sở KHĐT và các Sở ngành có liên quan |
2014 |
4 |
Đề án phát triển trung tâm ươm tạo công nghệ (lĩnh vựccông nghệ thông tin) |
Công ty Becamex |
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính, Thông tin - Truyền thông |
2013-2015 |
5 |
Đề án phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các trường phổ thông, ĐH, cao đẳng. |
2013-2014 |
6 |
Xây dựng, bổ sung trang thiết bị cho các cơ sở thực nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệp |
Sở NN&PTNT |
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính |
2013-2015 |
7 |
Xây dựng, bổ sung trang thiết bị các cơ sở thực nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của ngành công thương |
Sở Công Thương |
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính |
2013-2015 |
8 |
Chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác khuyến nông |
Sở NN&PTNT |
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính |
2013-2014 |
9 |
Chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác khuyến công |
Sở Công Thương |
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính |
2013-2014 |
10 |
Triển khai xây dựng một số vùng chuyên canh rau, cây ăn quả |
Sở NN&PTNT |
Sở KHCN, Sở Công Thương, Liên minh HTX, Sở Tài chính, các huyện, thị xã, thành phố |
2013-2015 |
11 |
Xây dựng và thực hiện cơ chế “đặt hàng” của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp đối với các nhà khoa học, tổ chức KHCN. |
Sở KHCN |
Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố |
2013 |
12 |
Rà soát, bổ sung nội dung các chương trình KHCN trọng điểm. |
Sở KHCN |
Sở NNPTNT, Sở TNMT, Sở Công Thương và các sở ngành có liên quan. |
2013 |
13 |
Thống kê nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị (hàng năm). |
Cục Thống kê |
Các sở, ngành |
2013 |
14 |
Nghiên cứu yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) |
Cục Thống kê |
Các sở, ngành |
2014, 2015 |