a. Tên luận văn: Quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
b.Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Dương Anh Thi
c. Tên đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo
d. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý công tác chăm sóc, nuôi dường, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một hiện nay. Đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Thủ dầu Một trong thời gian tới.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Hiện nay, tình hình bạo hành trẻ mầm non liên tiếp xảy ra tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh thành khác trong cả nước, những người bạo hành trẻ là chủ các cơ sở, giáo viên hoặc bảo mẫu là những người trực tiếp chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục (CS-ND-GD) trẻ tại các cơ sở giá dục mầm non (GDMN) ngoài công lập (NCL). Hành vi bạo hành xảy ra tại các cơ sở GDMN NCL nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý, cấp phép tại địa phương, việc tuân thủ các quy định của hiệu trưởng/chủ cơ sở chưa đảm bảo các qui định.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, tác giả Dương Anh Thi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”, nhằm giúp các nhà quản lý phát huy tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở phát triển bền vững, đúng hướng, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ công tác CS-ND-GD trẻ theo yêu cầu của Chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số cơ sở lý luận của đề tài, tìm hiểu lịch sử của vấn đề nghiên cứu liên quan và thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Tiến hành nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý công tác CS-ND-GD trẻ ở các cơ sở GDMN NCL và biện pháp quản lý công tác CS-ND-GD trẻ ở các cơ sở GDMN NCL.
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về hoạt động CS-ND-GD ở trẻ MN như: Mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động, nội dung, phương pháp và hình thứctổ chức, đánh giá hoạt động CS-ND-GD trẻ là cơ sở cho việc lập kế hoạch quản lý. Tìm hiểu sự cần thiết phải quản lý công tác CS-ND-GD trẻ tại các cơ sở GDMN NCL. Nắm vững nội dung quản lý công tác CS-ND-GD trẻ như việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng CS-ND-GD trẻ, vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý cho phù hợp với tình hình thực tiễn để phát huy năng lực cho CBQL, GV và nhân viên. Phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý công tác CS-ND-GD trẻ.
Thành phố Thủ Dầu Một đã từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng GD theo hướng tiếp cận với trình độ chuẩn hoá và hiện đại hóa. Tiếp tục hoàn thiện và đầu tư xây dựng thêm các trường học theo quy hoạch; tạo điều kiện xã hội hóa giáo dục xây dựng trường lớp ở các cấp học, mở rộng hình thức liên kết trong GDĐT. Những thành quả đạt được sẽ là điểm tựa cho sự vươn lên trong tiến trình đổi mới và phát trển của Tp trong thời gian tới. Để tiềm năng con người trở thành nguồn lực nhân lực có chất lượng cao phục vụ có hiệu quả cho công cuộc đối mới của thành phố thì chiến lược và chương trìnhhành động của GDĐT cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ, vì đó chính là cơ sở tiền đề để phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian tới.
Quản lý công tác CS-ND-GD trẻ đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy vậy so với sự đổi mới hiện nay vẫn còn những hạn chế cơ bản mà nguyên nhân là do công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong công tác quản lý, chỉ đạo các cơ sở GDMN NCL chưa chặt chẽ, cách thức tổ chức quản lý chưa khoa học. Việc không quản lý chặt chẽ các cơ sở GDMN NCL sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CS-ND-GD và sự an toàn của trẻ.
Căn cứ vào chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển GD của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp, đồng thời dựa trên thực trạng quản lý công tác CS-ND-GD trẻ tại các cơ sở GDMN NCL, tác giả đã đề xuất những biện pháp trong công tác quản lý, nhằm nâng cao chất lượng CS-ND-GD trẻ tại các cơ sở GDMN NCL ngày càng tốt hơn. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình quản lý công tác CS-ND-GD trẻ tại các cơ sở GDMN NCL.
Tác giả cho rằng, các biện pháp trên là những biện pháp có cơ sở khoa học, có tính hệ thống và đưa lại hiệu quả khả thi trong quản lý công tác CS-ND-GD trẻ tại các cơ sở GDMN NCL, điều đó được khẳng định vì: Cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp trên là khoa học, hợp lý, bao gồm: định hướng phát triển kinh tế - xã hội; định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta, của tỉnh Bình Dương, của thành phố Thủ Dầu Một; thực trạng quản lý côngtác CS-ND-GD trẻ tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn thành phố TDM.
Tính khoa học, khả thi và hợp lý của các biện pháp trên cũng được khẳng định qua kết quả thăm dò của chúng tôi đối với các cán bộ Phòng GDĐT, CBQL, khi được các chuyên gia cho ý kiến và qua kết quả thăm dò thực tế tính cần thiết, khả thi của các giải pháp cho thấy: Các biện pháp có thể đưa vào áp dụng được trong quản lý công tác CS-ND-GD trẻ tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn Tp TDM nhằm nâng cao chất lượng CS-ND-GD trẻ tại các cơ sở GDMN NCL ngày càng tốt hơn.
g. Năm tốt nghiệp: 2017
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).