a. Tên luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020
b.Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Trần Quang Vinh
c. Tên đơn vị công tác: Trường Tiểu học An Bình B
d. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý ĐNGV và đánh giá thực trạng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý ĐNGV tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý ĐNGV tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, phục vụ quá trình phát triển KT - XH ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Nghị quyết 29-NQ/TW [2] ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành (BCH) Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng chỉ rõ: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo (ĐNNG) và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD)”. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng GD&ĐT, điều quan trọng trước tiên phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên (ĐNGV).
Trong những năm qua, ngành giáo dục của thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng có những bước chuyển biến mạnh mẽ, mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển với nhiều hình thức đa dạng, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, về số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ giáo viên chưa cao. Trong phương hướng nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020: “Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của thị xã về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quy mô giáo dục đào tạo trên địa bàn tiếp tục phát triển nhanh và đa dạng cả về số lượng và chất lượng”[7]. Song thực tế việc quản lý ĐNGV tiểu học chủ yếu dựa vào kinh nghiệm,còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu, các biện pháp quản lý còn chưa có cơ sở khoa học vững chắc, chưa đảm bảo tính đồng bộ. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Vì vậy, cần có những nghiên cứu cụ thể, khoa học về quản lý ĐNGV tiểu học.
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu lý luận, tác giả đã khảo sát và đánh giá thực trạng ĐNGV, thực trạng công tác quản lý ĐNGV tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến 2017, tác giả đã đưa ra 06 biện pháp quản lý ĐNGV tiểu học ở các trường thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đó là: Nâng cao nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng ĐNGV tiểu học ở Bình Dương; Xây dựng và phát triển đồng bộ ĐNGV tiểu học cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng; Tăng cường mở các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên một cách toàn diện theo hướng chuẩn nghề nghiệp GVTH; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho việc nâng cao chất lượng ĐNGV tiểu học; Xây dựng cơ chế chính sách giáo dục, chính sách về cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ đội ngũ CBQL và GVTH; Đổi mới công tác quản lý giáo dục tiểu học
Qua kết quả thăm dò ý kiến và khảo nghiệm có thể khẳng định các biện pháp quản lý ĐNGV tiểu học ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương mà tác giả đã đề xuất đều có tính cấp thiết và có tính khả thi cao. Những biện pháp đề xuất trên khi được triển khai thực hiện sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc quản lý ĐNGV tiểu học đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Những biện pháp đề xuất trên đây mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành và sự phối họp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của cán bộ quản lý, GV ở các trường tiểu học trong thị xã đồng thời bản thân tác giả phải tiếp tục nghiên cứu để đạt được kết quả thiết thực đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
g. Năm tốt nghiệp: 2018
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).