a. Tên luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Dương Thị Hào
c. Tên đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Cừ
d. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lowngj và hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử trong trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Bình Dương là một trong những tỉnh thành có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước. Trong giáo dục, các trường trung học cơ sở (THCS) của tỉnh nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng như đại trà, có nhiều trường đã đạt chuẩn quốc gia. Song nhìn chung chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa xứng với sự phát triển kinh tế của thành phố, của tỉnh nhà và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã thực hiện khá tốt ở các khâu xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình; quản lý giờ lên lớp của giáo viên; sinh hoạt tổ chuyên môn;… Tuy nhiên, trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn lịch sử; tổ chức các hoạt động ngoại khóa bộ môn; đầu tư cơ sở vật chất;… vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Do đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay và nâng cao vị thế của môn học đòi hỏi việc quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường phải có những thay đổi nhằm phát huy những nội lực sẵn có của nhà trường và khắc phục những hạn chế nhằm đưa chất lượng giáo dục nhà trường ngày một phát triển.
Mục đích nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử trong trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Việc quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường trung học cơ sở là quản lý hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò và các điều kiện hỗ trợ. Trong đó quản lý hoạt động dạy của thầy bao gồm: quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học; phân công giảng dạy; quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp; quản lý giờ trên lớp của giáo viên; việc đổi mới phương pháp dạy học; việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; sinh hoạt tổ chuyên môn; việc bồi dưỡng giáo viên; sinh hoạt ngoại khóa bộ môn. Quản lý hoạt động học của học sinh bao gồm: quản lý mục đích, động cơ học tập; nội dung, phương pháp học tập và việc tự học của học sinh. Để quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử có hiệu quả thì cần có những biện pháp quản lý thiết thực và hợp lý của Hiệu trưởng để giáo viên và học sinh ngày càng hứng thú hơn trong giảng dạy và học tập bộ môn.
Kết quả cho thấy, việc quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học; phân công giảng dạy; quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp; quản lý giờ trên lớp của giáo viên, sinh hoạt tổ chuyên môn lịch sử đuộc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc tổ chức sinh hoạt ngoại khóa bộ môn, các phương tiện hỗ trợ dạy và học môn lịch sử còn nhiều hạn chế, …
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tác giả đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử, đó là: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vị trí vai trò của môn lịch sử; Xây dựng đội ngũ giáo viên lịch sử đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, giỏi năng lực chuyên môn; Tăng cường quản lý hoạt động dạy môn lịch sử của giáo viên; Tăng cường các hoạt động ngoại khóa bộ môn lịch sử; Chú trọng quản lý hoạt động học môn lịch sử của học sinh; Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn lịch sử; Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn lịch sử, xây dựng phòng học lịch sử.
g. Năm tốt nghiệp: 2018
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).