a. Tên nhiệm vụ: Công tác kiểm tra nội bộ trường Trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
b.Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Nguyễn Huy Hùng
c. Tên đơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo
d. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về công tác KTNB trường THCS, đề tài phân tích thực trạng công tác KTNB trong trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác KTNB ở trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Trong giáo dục, công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của trường học nói chung và trường trung học cơ sở (THCS) nói riêng. Nhiệm vụ “dạy chữ”, “dạy người”, phạm vi công việc rộng, đa dạng của người giáo viên và cán bộ quản lý trường THCS đặt ra yêu cầu phải cú trọng công tác KTNB trường học. Thông qua công tác KTNB giúp hiệu trưởng trường THCS đánh giá đúng thực trạng nhà trường để đưa ra quyết định quản lý phù hợp, hình thành cơ chế tự điều chỉnh hoạt động của các đơn vị, cá nhân. Do vậy, việc nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTNB trường học là cấp thiết, góp phần đảm bảo thành công của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Do vậy, tác giả Nguyễn Huy Hùng đã lựa chọn nhiệm vụ “Công tác kiểm tra nội bộ trường Trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ, nhằm phân tích thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trong trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác KTNB ở trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một trong thời gian tới.
Bằng cách vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phỏng vấn; điều tra bằng phiếu hỏi;… tác giả đã thực hiện nghiên cứu các vấn đề lý luận về công tác KTNB ở trường THCS; đánh giá thực trạng công tác KTNB trong các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương; đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác KTNB trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một trong thời gian tới.
Sau thời gian triển khai thực hiện, tác giả đã đạt được mục tiêu và nội dung đề ra. Cụ thể, luận văn đã trình bày lý luận cơ bản về KTNB; đã nêu bật được mục đích, nội dung và phương pháp quản lý công tác KTNB trường THCS, những yếu tố quản lý khác có ảnh hưởng đến KTNB trong các trường THCS; đã đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác KTNB của các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, từ đó đánh giá và chỉ rỏ những mặt mạnh cũng như những hạn chế còn tồn tại cần phải được khắc phục;…
Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác KTNB trong trường THCS, tác giả đã đề xuất 06 biện pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác KTNB trong trường THCS như: Nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan đến công tác KTNB; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban KTNB; cải tiến xây dựng và ch đạo thực hiện kế hoạch KTNB của hiệu trưởng; nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động sau kiểm tra; tích hợp hoạt động KTNB với việc xây dựng trường học đạt Chuẩn Quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường; tăng cường quản lý, chỉ đạo công tác KTNB trường học của Phòng giáo dục đào tạo.
g. Năm tốt nghiệp: 2017
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).