Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca người Việt ở Bình Dương
b. Chủ nhiệm đề tài: Phạm Đắc Thảo Vy
c. Tên cơ quan đi học: Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Bình Dương
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Thực trạng tồn tại của loại hình nghệ thuật dân ca người Việt ở Bình Dương trong đời sống hiện nay và những ưu điểm, hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca người Việt ở Bình Dương trong thời gian qua.
Nhận diện sự chuyển biến và những nguyên nhân, yếu tố, điều kiện môi trường tác động dẫn đến thay đổi và vai trò của quản lý văn hóa trong thực hiện quản lý bảo tồn và phát huy dân ca người Việt ở Bình Dương.
Đưa ra biện pháp để thực hiện quản lý bảo tồn và phát huy dân ca người Việt ở Bình Dương trong đời sống tỉnh Bình Dương hiện nay.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Dân ca người Việt ở Bình Dương là một trong những di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá. Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển như vũ bão của truyền thông hiện đại, phong trào hát ru, hát dân ca, cổ truyền có những lúc tưởng như bị nhạt màu, mai một.
Chính vì vậy, tác giả Phạm Đắc Thảo Vy đã thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ vào năm 2020 với mục tiêu nêu lên những thực trạng tồn tại của loại hình nghệ thuật dân ca người Việt ở Bình Dương trong đời sống hiện nay và những ưu điểm, hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca người Việt ở Bình Dương trong thời gian qua; nhận diện sự chuyển biến và những nguyên nhân, yếu tố, điều kiện môi trường tác động dẫn đến thay đổi và vai trò của quản lý văn hóa trong thực hiện quản lý bảo tồn và phát huy dân ca người Việt ở Bình Dương; đưa ra biện pháp để thực hiện quản lý bảo tồn và phát huy dân ca người Việt ở Bình Dương trong đời sống tỉnh Bình Dương hiện nay.
Để đạt được mục tiêu tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập và phân tích tài liệu để phân tích, nhận định và đánh giá; tiến hành phỏng vấn sâu tập trung vào những đối tượng có sự ảnh hưởng trong giới như nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà quản lý văn hóa, giáo viên dạy bộ môn âm nhạc trung học cơ sở, trung cấp chuyên nghiệp và trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi kết hợp sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan từ các cơ quan và cá nhân.
Kết quả, tác giả đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy dân ca Bình Dương trong điều kiện hội nhập hiện nay như nâng cao năng lực quản lý văn hóa đối với hoạt động bảo tồn- phát huy dân ca Bình Dương; phấn đấu xây dựng các hoạt động phổ biến, giảng dạy, biểu diễn dân ca … đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân, phục vụ đời sống tinh thần của người dân; xây dựng kế hoạch đầu tư dài lâu bằng con đường giáo dục âm nhạc trong chương trình phổ thông, chương trình giải trí cho cộng đồng; cần phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cơ quan, đơn vị.
Có thể nói, hiện nay, dân ca người Việt ở Bình Dương đã đi vào lãng quên và thậm chí bị mai một trong đời sống thường nhật. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó một phần do công việc bảo tồn và phát huy; bảo tồn và phát huy như thế nào khi môi trường diễn xướng của loại hình đã thay đổi cơ bản; trách nhiệm của địa phương, cơ quan, đơn vị khi hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể. Thông qua đề tài, tác giả đã đánh giá được thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị dân ca hiện nay. Với những giải pháp đề xuất sẽ là cơ sở để góp phần thúc đẩy phát huy, bên cạnh đó làm sao đề mọi người nhận thức được và thực hiện hoạt động phát huy nhằm bảo tồn bản sắc riêng của tỉnh Bình Dương.
Kết quả nghiên cứu của luận văn không những giúp các cơ quan quản lý văn hóa, giáo dục, cộng đồng nhận thức và nâng cao ý thức trong bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của di sản văn hóa phi vật thể mà còn cung cấp thêm những thông tin, tài liệu nghiên cứu khoa học, bổ sung thêm một số khía cạnh còn thiếu mà những công trình nghiên cứu về nghệ thuật dân gian trước chưa đề cập.
g. Năm tốt nghiệp: 2020