Nghiên cứu đánh giá ngập lụt dựa trên phân tích tủi ro và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho Tp. Hồ Chí Minh
b. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tuấn Anh
c. Tên cơ quan cử đi học: Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủy Lợi
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu đánh giá rủi ro và thiệt hại về mọi mặt kinh tế - xã hội con người của ngập lụt đối với Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện nước biển dâng do sự biến đổi khí hậu. Trong đó:
Xây dựng bản đồ ngập lụt và đánh giá kết quả rủi ro thiệt hại do ngập lụt theo các kịch bản tính toán. Đề xuất các giải pháp để giảm thiệt hại do tình trạng ngập lụt nội vùng gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Tác giả Nguyễn Tuấn Anh thực hiện đề tài này từ số liệu của nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây lũ và ngập lũ lớn trên vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn chủ yếu là: Thảm thực vật trên lưu vực có xu thế giảm, nhất là diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp bởi mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp và khai thác lâm sản bừa bãi và chặt phá để trồng trọt của dân kinh tế tự do, đã làm suy giảm khả năng cản dòng chảy, dẫn đến lũ tập trung nhanh, gây lũ quét, xói mòn đất; Dọc sông có nhiều khu đồng bằng dạng lòng chảo, thấp trũng, cao độ mặt đất thấp hơn bờ sông nên khi lũ tràn bờ chảy vào tạo ra các khu ngập tự nhiên với diện tích lớn, sâu, thời gian lâu, làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ gieo trồng, nhất là khi có lũ lớn thượng lưu gặp mưa lớn nội đồng sẽ làm tăng thêm mức độ ngập và thời gian ngập; Trên dòng chính các sông lớn đoạn thượng và trung lưu có nhiều đoạn mặt cắt bị co hẹp, sông chảy uốn khúc lớn đã làm cản trở không nhỏ đến khả năng thoát lũ và giảm thời gian truyền lũ; Hạ lưu có nhiều kênh rạch chằng chịt, cao độ địa hình dưới 1,0 m, thấp hơn đỉnh triều, nên thường xuyên bị ngập khi triều lên, nhất là khi có lũ thượng lưu về lại gặp triều cường; Hiện trạng công trình chống lũ còn yếu, một số công trình quy mô lớn chưa có nhiệm vụ chống lũ cụ thể và quy trình vận hành phối hợp điều tiết để giảm lũ cho hạ lưu công trình nên hiệu quả còn hạn chế. Ngoài những nguyên nhân trên, trong thời gian vừa qua biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm cho tình trạng ngập lụt vùng nghiên cứu có xu thế ngày càng nghiêm trọng hơn.
Mục tiêu chính của đề tài là: Nghiên cứu đánh giá rủi ro và thiệt hại về mọi mặt kinh tế - xã hội con người của ngập lụt đối với Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện nước biển dâng do sự biến đổi khí hậu. Trong đó: Xây dựng bản đồ ngập lụt và đánh giá kết quả rủi ro thiệt hại do ngập lụt theo các kịch bản tính toán. Đề xuất các giải pháp để giảm thiệt hại do tình trạng ngập lụt nội vùng gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh việc đưa ra phương pháp đánh giá, đề tài đã thực hiện được việc tích hợp công nghệ GIS, viễn thám và mô hình số trong các bài toán phân tích, làm phong phú hệ dữ liệu hiện có và nhanh chóng thực hiện được việc mô phỏng và đánh giá.
Đề tài cũng đã mô phỏng được các trận lụt trong quá khứ và xây dựng được các kịch bản ngập đối với tương lai khi có nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Đưa ra được đánh giá các thiệt hại cho bài toán hiện trạng và các dự báo cho tương lai về phạm vi ngập lụt và các thiệt hại có thể có trong điều kiện nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đề tài đã hoàn thành việc tiếp thu, ứng dụng tích hợp các công nghệ GIS, viễn thám và mô hình thủy lực giúp cho đề tài hoàn thành mục tiêu, nội dung và các sản phẩm nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đã đưa ra được các phương pháp ứng dụng công nghệ Viễn thám trong việc khai thác dữ liệu, đó là xây dựng mô hình số độ cao từ dữ liệu bản đồ và từ dữ liệu viễn thám nhằm xây dựng dữ liệu đầu vào cho bài toán ngập lụt và sử dữ liệu ảnh viễn thám xây dựng bản đồ thiệt hại.
Dựa trên bản đồ ngập lũ và thời gian ngập cùng với bản đổ cảnh báo mức độ tổn thương & thiệt hại, tác giả đưa ra một số nhận xét như sau: Với trường hợp tính toán theo hiện trạng: Khi hồ chứa thượng nguồn xã lũ vượt tần suất thiết kế B1 - hồ Dầu Tiếng xã vượt tần suất thiết kế P=0.02%, thì diện tích ngập vùng 1 (nội ô) ngập 47,2%, vùng 2 ngập 69,71%, vùng 3 ngập 98,99%, vùng Hóc Môn - Bình Chánh ngập 75,65%, vùng Củ Chi ngập 33,04% và vùng Cần Giờ ngập 85,72%. Khi đó, tổng thiệt hại ước tính là 1,24 tỷ USD, trong đó thiệt hại về nhà cửa - công trình xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất 1.03 tỷ USD. Điều này cho thấy tổng giá trị tài sản chủ yếu thuộc về vùng 1, 2 và 3. Khi xây dựng công trình theo 1547/QĐ-TTg: Các vùng có diện tích ngập giảm tương ứng: vùng Củ Chi 29,26%, vùng 1 33,01%, vùng Hóc Môn - Bình Chánh 52,46%, vùng 2 70,95%, vùng 3 70,77%, riêng diện tích ngập vùng Cần Giờ tăng lên đáng kể chiếm 86,05%. Điều này cũng dễ hiểu do tổng lượng lũ hồ Trị An lớn hơn hồ Dầu Tiếng, và các vùng nội ô được bảo vệ bởi đê và cống kiểm soát lũ nên tổng lượng nước dồn đổ về vũng trũng hơn và vùng hạ du lưu vực. Theo kịch bản này thì tổng thiệt hại là 959 triệu USD giảm 344 triệu USD với với KB HTB2 và hầu hết thiệt hại giảm do công trình bảo vệ nội ô khu vực nội thành (từ 1,07 tỷ USD với KB HTB2 giảm xuống còn 790 triệu USD với KB 1547B2).
g. Năm tốt nghiệp: 2021