Nghiên cứu tác động của đê báo và đề xuất giải pháp khai thác nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp cho tỉnh An Giang
b. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Cường
c. Tên cơ quan cử đi học: Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủy Lợi
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá quá trính hình thành và phát triển hệ thống đê bao, bờ bao cùng với những phân tích, đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống đê bao, bờ bao tới phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang trong những năm qua, từ đó đề xuất giải pháp khai thác nguồn nước bền vững phục vụ phát triển nông nghiệp cho tỉnh An Giang.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Phát triển hệ thống đê bao, bờ bao kiểm soát lũ trên địa bàn tỉnh An Giang đã góp phần tích cực trong bảo vệ các đô thị, nơi tập trung dân cư, chuyển một vùng đất rộng lớn canh tác từ một vụ lúa nổi, lúa mùa địa phương năng suất thấp sang canh tác 2-3 vụ lúa năng suất cao, tạo điều kiện phát triển vườn cây ăn trái, hoa màu. Ngoài ra, hệ thống đê bao, bờ bao còn tao ra hệ thống giao thông kết nối các địa phương trong tỉnh và các vùng lân cận. Kết quả là cuộc sống nhân dân trong tỉnh ổn định hơn, điều kiện ăn ở, đi lại và vệ sinh môi trường tốt hơn.
Bên cạnh các mặt tích cực của hệ thống đê bao tỉnh An Giang đã nêu ở trên thì thực tế hệ thống đê bao tỉnh An Giang cũng đang gây ra những hệ lụy mà rất cần phải được giải quyết đó là: Khả năng vệ sinh đồng ruộng, bồi lắng phù sa trong vùng bao giảm; làm tăng mực nước lũ ngoài vùng bao, vì một diện tích rộng lớn lũ tràn đồng hàng năm đã bị chặn lại; tăng tốc độ bồi lắng trên hệ thống kênh rạch, gây cản trở giao thông, chuyển nước vào mùa khô; môi trường tự nhiên trong vùng bao bị xuống cấp nếu như không trao đổi nước thường xuyên… do đó tác giả Nguyễn Văn Cường đã thực hiện đề tài này.
Đề tài nhằm đánh giá quá trính hình thành và phát triển hệ thống đê bao, bờ bao cùng với những phân tích, đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống đê bao, bờ bao tới phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang trong những năm qua, từ đó đề xuất giải pháp khai thác nguồn nước bền vững phục vụ phát triển nông nghiệp cho tỉnh An Giang.
Sau quá trình thực hiện, đề tài đã đưa ra những nhận định và hệ thống đê bao tỉnh An Giang: Hiện nay, khu vực tỉnh An Giang đã phát triển mô hình đê bao hoàn thiện, hỗ trợ rất lớn cho việc nâng cao đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp. Đây là thành quả của quá trình phát triển lâu dài của chương trình phát triển đê bao với những khu vực khác thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống đê bao tỉnh An Giang đã và đang phát huy những yếu tố tích cực mang lại như: ngăn lũ, ổn định đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng có giá trị kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, quá trình hình thành đê bao cũng mang lại những mặt hạn chế như làm gia tăng thoái hóa đất, tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng khi vỡ đê.
Từ những nhận định trên, luận văn đã đề xuất các giải pháp bền vững phát triển đê bao, bờ bao trên địa bàn tỉnh An Giang. Các giải pháp là thiết thực và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, bao gồm các nhóm giải pháp chính như sau: Phát triển nông nghiệp sinh thái; định hướng sử dụng nước mưa nhằm ứng phó suy giảm tài nguyên nước; khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước mặt; khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước ngầm; gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất cho mục đích nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất gắn với phát triển du lịch sinh thái; đảm bảo tính bền vững của việc sử dụng đất cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
g. Năm tốt nghiệp: 2021