Bình Nhâm phát triển phong trào sinh vật cảnh
Mặc dù khó khăn về thị trường tiêu thụ nhưng thời gian qua phong trào sinh vật cảnh (SVC) ở phường Bình Nhâm (thành phố Thuận An) vẫn phát triển đều. Bằng việc đầu tư đổi mới đa dạng sản phẩm các loại cây thế, cây cảnh mi ni, đáp ứng thị hiếu thị trường, kinh tế sinh vật cảnh ở phường Bình Nhâm đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường, thư giãn
Các nghệ nhận thành phố Thuận An trong buổi lễ công nhận danh hiệu“ Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”
Hội SVC phường Bình Nhâm hiện có 35 hội viên, trong đó có 3 nghệ nhân cấp tỉnh. Để phát triển phong trào, Hội SVC phường thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về phát triển nghề SVC trở thành ngành kinh tế, động viên hội viên và nhân dân tích cực xây dựng ý tưởng tạo hình cây cảnh theo lối tư duy sáng tạo, điều chỉnh về kích thước, mở rộng sang trồng hoa, cây cảnh bonsai phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, trong giai đoạn thị trường SVC khó khăn như hiện nay, để tìm hướng đi lên, phong trào SVC phường đã tập trung phát triển theo các hướng: trồng hoa và cây cảnh nghệ thuật. Hiện tại, toàn phường có gần 15 gia đình trồng địa lan, phong lan, mỗi vườn từ 150 - 200 chậu; gần chục hộ trồng các loại cây bon sai tạo thế nghệ thuật… .Từ đó, phong trào sinh vật cảnh ở phường Bình Nhâm ngày càng phát triển, nằm trong tốp đầu thành phố cả về số lượng và chất lượng cây cảnh.
Cùng với việc mở rộng diện tích cây cảnh, Hội SVC phường đẩy mạnh công tác đào tạo, truyền nghề cho hội viên. Các buổi hội thảo thu hút rất đông hội viên tham dự, hội viên được nâng cao tay nghề trong việc chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh, cây thế, sáng tạo nhiều kiểu dáng cây cảnh đẹp, độc đáo, phù hợp với nhu cầu thị trường. Hội SVC phường thường xuyên giao lưu với các nghệ các tỉnh, trao đổi trên mạng internet trao đổi mở lớp dạy nghề chăm sóc, cắt, uốn hoa, cây cảnh cho người dân, giúp họ nâng cao tay nghề, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi nếp nghĩ, tìm cách làm mới phù hợp nhu cầu thị trường.
Hội SVC xã vận động hội viên trồng 550 cây xanh trong khuôn viên các nhà trường, công sở, nhà văn hoá. Đến nay, trên các tuyến đường trục xã, trong khuôn viên các nhà văn hoá xóm, các hộ gia đình, các công sở, nơi thờ tự đều có cây xanh, cây cảnh đẹp có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Hội SVC xã tích cực tổ chức cho hội viên đi tham quan giao lưu tại các địa phương có phong trào SVC phát triển mạnh ở các tỉnh, thành phố : Hồ Chí Minh; Đồng Nai; Long An, Tiền Giang; Bến Tre … Hội SVC phường cũng khuyến khích hội viên đưa cây cảnh đi tham dự các cuộc trưng bày, triển lãm sinh vật cảnh để học hỏi kinh nghiệm và tìm đầu ra cho cây cảnh. 3 năm qua, Hội SVC phường đã giành 9 giải Vàng, 15 giải Bạc, 10 giải Đồng ở triển lãm các địa phương
Nhiều gia đình hội viên đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển kinh tế từ mô hình kinh tế nhà vườn, sản xuất kinh doanh SVC theo hướng kỹ thuật cao. Trên tổng diện tích gần 4.000m2, ngoài phần đất thổ cư và ao thả cá, toàn bộ diện tích còn lại ông trồng cây cảnh với trên 200 cây tùng La hán, hàng trăm cây sanh Nam Điền và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đáng chú ý là trong phát triển kinh tế SVC của phường hiện có nhiều thanh niên, lứa nghệ nhân trẻ kế cận “dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại hoa, cây cảnh bonsai phù hợp với nhu cầu thị trường.
Năm 2020, CLB bonsai phường Bình Nhâm được thành lập, thu hút hơn 20 hội viên tham gia. Thời gian đầu còn nhiều khó khăn về kinh nghiệm, kiến thức, kinh tế, anh em trong CLB phải vừa làm, vừa học kinh nghiệm từ những người đi trước để nâng cao trình độ, nhận thức thẩm mỹ. Bằng sự khéo léo cùng sức sáng tạo sau nhiều năm thành lập, CLB đã tìm được chỗ đứng bằng nhiều tác phẩm đẹp, có giá trị, thể hiện một lối tư duy “trẻ” và độc đáo. Các hội viên trong CLB hiện có hàng trăm tác phẩm cây cảnh bonsai, cây thế nghệ thuật đa dạng về chủng loại, có giá trị kinh tế cao như: tùng, thông nhựa, sanh.