Đảm bảo nguồn lực thông tin và truyền thông cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Năm 2021, là năm đầu tiên triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2025. Hạ tầng thông tin, truyền thông tiếp tục được đầu tư, phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong báo chí, xây dựng các cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện; chất lượng, loại hình báo chí đang dần được nâng lên; các chỉ tiêu về chuyển đổi số đang dần được hướng đến hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch chuyên đổi số của tỉnh. Tổng doanh doanh thu ngành thông tin và truyền thông năm 2021 ước đạt 18.148 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực viễn thông, hạ tầng liên tục được đầu tư, phát triển theo hướng hiện đại. Sóng thông tin di động đã phủ 100% địa bàn; hạ tầng thông tin di động 3G, 4 đã phủ khắp các khu đô thị và khu công nghiệp, với hơn 2.000 trạm phát sóng di động, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày càng cao. Hiện trạng phát triển thuê bao điện thoại phản ánh đúng với xu thế phát triển công nghệ, số thuê bao điện thoại cố định ngày càng giảm, do chủ yếu phục vụ cho các cơ quan, công sở, doanh nghiệp… doanh thu lĩnh vực viễn thông ước đạt hơn 3.400 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, toàn tỉnh hiện có khoảng 13.329 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động. Trong đó, có 834 doanh nghiệp sản xuất phần cứng điện tử; 1.336 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm; 157 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nội dung số; 3.221 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT; 7.781 doanh nghiệp kinh doanh, phân phối các sản phẩm, dịch vụ CNTT. Tổng doanh thu lĩnh vực này ước đạt 10.704 tỷ đồng.
Công tác thông tin, truyền thông được đẩy mạnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cơ quan báo chí. Hệ thống thông tin cơ sở có 9 đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố và 91 đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn phủ sóng phát thanh đạt 100% ấp, khu phố. Ngoài ra, còn có cổng thông tin điện tử của tỉnh và 39 cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đang hoạt động, cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy định.
Đặc biệt, trong năm 2021, tỉnh đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19; các quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh; công tác đảm bảo an sinh xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19’ các giải pháp đảm bảo cung cấp dịch vụ, lưu thông, cung ứng hàng hóa, bình ổn giá cả mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời cho người dân ở các địa phương tronh tỉnh, nhất là khu vực bị phong tỏa, cách ly…
Trong lĩnh lực bưu chính, ước tính trong năm, Bưu điện tỉnh đã tiếp nhận hơn 350.000 hồ sơ và trả kết quả giải quyết các 450.000 thủ tục hành chính công trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu người nhận. Đồng thời, khảo sát và báo cáo Bộ TT&TT về việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh năm 2021. Bên cạnh đó, Sở TT&TT đã thực hiện giám sát, tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh bưu chính, nâng cao hiệu quả phòng, chống việc chấp nhận, vận chuyển và phát hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính; triển khai Kế hoạch hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn…
Về tần số, vô tuyến điện, trên địa bàn tỉnh hiện có 403 tổ chức và cá nhân có sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, với 1.264 giấy phép sử dụng tần số và thiết bị còn hiệu lực. để nâng cao hiệu quả động của hệ thống thông tin cơ sở, Sở TT&TT đã khuyến nghị, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang Đài tuyền thanh ứng dụng CNTT – viễn thông. Đồng thời, thu thập thông tin, hiện trạng hệ thống Đài Truyền thanh không dây cấp xã trên địa bàn tỉnh, phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số sang Đài tuyền thanh ứng dụng CNTT - viễn thông…
Trong công tác quản lý về công nghệ thông tin cho thấy, đến nay, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT tại cơ quan hành chính các cấp được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo điều kiện kỹ thuật, cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp. 100% cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã đã được đầu tư, nâng cấp, tạo nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho các cơ quan nhà nước. Mạng truyền số liệu chuyên dùng băng thông rộng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã phủ đến cấp xã, với hơn 184 điểm kết nối. Các trang thiết bị đảm bảo an toàn thông tin được đầu tư theo hướng chuyên dụng, hiện đại, thường xuyên cập nhật, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.
Tóm lại, trong năm 2021, công tác thông tin và truyền thông tiếp tục được cáp cấp, các ngành quan tâm, triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, cung cấp thêm nhiều dịch vụ phục vụ nhu cầu người dân, doanh nghiệp. Các sở, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị. Tăng cường sử dụng Hội nghị truyền hình trực tuyến, phần mềm quản lý văn bản và chữ ký số, phần mềm một cửa điện tử công vụ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến… triển khai triệt để các giải pháp công nghệ số vào công tác phòng, chống dịch bệnh, quan tâm chỉ đạo các lực lượng tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân thông qua hệ thống đường dây nóng 1022… kịp thời chấn chỉnh, xử phạt các đối tượng có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình và công tác phòng, chống dịch covid-19 của tỉnh, gây hoang mang trong dư luận.
Thy Diễm