Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong dạy và học trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp
Từ tháng 7/2021, dịch bệnh bùng phát mạnh, lây lan nhanh làm hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, người lao động bị mất việc, ngừng việc, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đến nay, hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh được khôi phục theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Trước tình hình đó, ngành giáo dục đã triển khai các giải pháp dạy và học phù hợp tình hình dịch bệnh, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo cho học sinh các cấp dừng học trực tiếp. Hoạt động giáo dục mặc dù được linh động thực hiện dưới hình thức trực tuyến những vẫn ảnh hưởng đến hiệu quả truyền đạt. Công tác dạy học trực tuyến cũng cầu dự phối hợp, hỗ trợ từ cha mẹ học sinh. Các trường học phải đề ra giải pháp bổ túc kiến thức đối với những học sinh không tham gia học trực tuyến nhằm đảm bảo chất lượng học tập, đề ra phương án thi dự phòng ở các kỳ thi (đối với các trường hợp các ly theo quy định.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại. Tỉnh chỉ đạo tổ chức khai giảng và dạy học trực tuyến, không thu học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tại các cơ sở giáo dục công lập và định hướng các cơ sở ngoài công lập không tăng học phí; triển khai Chương trình vận động, quyên góp “Sóng và máy tính cho em”, phối hợp tổ chức tiêm vắc cho học sinh, chuẩn bị các điều kiện dạy học trực tiếp phù hợp theo đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương.
Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường do dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường các hình thức dạy học trực tuyến đảm bảo hoàn thành chương trình theo kế hoạch năm học đề ra; triển khai điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến. Công tác hội họp, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cùng linh động chuyển đổi sang hình thức trực tuyến.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu và phối hợp triển khai chương trình vận động, quyên góp “sóng và máy tính cho em”. Đến nay, Ban tiếp nhận cấp tỉnh đã nhận 90 bộ máy tính đầy đủ thiết bị; 643 máy tính bảng; 113 điện thoại, hơn 32.000 sim data và gần 3 tỷ tiền mặt. Sở Giáo dục và đào tạo đã phối hợp tổ chức phân bổ thiết bị được hỗ trợ đến học sinh khó khăn thông qua các đơn vị trực thuộc, các phòng giáo dục và đào tạo và đang tiến hành thủ tục sử dụng tiền quyên góp, tài trợ mua các thiết bị dạy học trực tuyến, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phân bổ thiết bị theo kế hoạch đề ra.
Nói chung, với phương châm “dạy thật, học thật, thi thật, chất lượng thật”, năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra với kết quả dẫn đầu cả nước về điểm trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy; trong năm không có trường hợp học ca ba. Công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt và vượt chỉ tiêu đề ra (78,55%). Công tác xã hội hóa giáo dục của tỉnh được duy trì và phát huy kết quả. Mạng lưới trường ngoài công lập phát triển ở tất cả địa phương trong tỉnh, nhất là địa phương phát triển về công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ: Triển khai thực hiện Đề án “Củng cố, tăng cường, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của ngành Giáo dục tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; tiếp tục triển khai dạy và học thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Tạo điều kiện khuyến khích xã hội hoá giáo dục để tăng thêm nguồn đầu tư. Tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư xây dựng và kế hoạch dạy song ngữ tại Trường THPT chuyên Hùng Vương. Tập trung phát triển các trường đại học có chất lượng cao; hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo nghề có quy mô lớn, chất lượng đạt chuẩn; phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng trường Đại học Việt – Đức và thành lập trường Đại học Y tại Bình Dương.
Tiếp tục đầu tư có trọng điểm cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên nền tảng hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học là chủ thể nghiên cứu, đảm bảo phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ trong các ngành, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, y dược, công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý (GIS), giao thông vận tải, tài chính, bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành Thành phố thông minh, Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ giải pháp đại học thông minh, tích hợp dữ liệu GIS dùng chung phục vụ phát triển chính quyền điện tử.
Mỹ Linh