Hình tượng trẻ em trong văn xuôi Mai Bửu Minh từ góc nhìn tự sự học
b. Chủ nhiệm đề tài: Vũ Trương Thảo Sương
c. Tên cơ quan đi học: Trường THPT Hùng Vương
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích của người nghiên cứu khi thực hiện luận văn này là làm sáng tỏ các đặc điểm của hình tượng trẻ em trong văn xuôi Mai Bửu Minh từ góc nhìn tự sự học. Luận văn sẽ chỉ ra những biểu hiện cơ bản của cốt truyện, điểm nhìn tự sự được vận dụng cũng như khai thác các yếu tố của diễn ngôn và giọng điệu tự sự, làm tiền đề để nghiên cứu hiệu quả nghệ thuật trong văn xuôi của nhà văn. Từ đó, luận văn sẽ bình luận, đánh giá phong cách nghệ thuật của Mai Bửu Minh, khẳng định những thành công và đóng góp của tác giả trên tiến trình phát triển của văn học vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đây là luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Trương Thảo Sương thực hiện năm 2020 với mục tiêu làm sáng tỏ các đặc điểm của hình tượng trẻ em trong văn xuôi Mai Bửu Minh từ góc nhìn tự sự học. Luận văn sẽ chỉ ra những biểu hiện cơ bản của cốt truyện, điểm nhìn tự sự được vận dụng cũng như khai thác các yếu tố của diễn ngôn và giọng điệu tự sự, làm tiền đề để nghiên cứu hiệu quả nghệ thuật trong văn xuôi của nhà văn. Từ đó, luận văn sẽ bình luận, đánh giá phong cách nghệ thuật của Mai Bửu Minh, khẳng định những thành công và đóng góp của tác giả trên tiến trình phát triển của văn học vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung.
Với đề tài này, tác giả tập trung khảo sát, phân tích hình tượng trẻ em trong văn xuôi Mai Bửu Minh. Từ việc chọn hình tượng trẻ em làm đối tượng nghiên cứu, tác giả hướng đến các đặc điểm truyện thiếu nhi của Mai Bửu Minh từ góc nhìn tự sự học. Luận văn sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát, sâu sắc hơn về những cái hay, cái đẹp trong văn xuôi của ông.
Thông qua đề tài, tác giả đã làm rõ văn xuôi Mai Bửu Minh không chỉ là điểm nhìn của nhà văn về vùng đất ông từng sinh sống, gắn bó cả cuộc đời mình mà còn là cảm xúc chạm vào hồi ức của người đọc với những thông điệp gần gũi, thú vị khi đi qua tuổi thơ, hay đã lỡ đánh mất tuổi thơ của mình. Nhà văn đặt ra cái nhìn về thái độ của con người khi gắn bó cuộc đời mình với văn hóa sông nước vùng Tây Nam Bộ cùng giọng văn nhẹ nhàng, mộc mạc và chân thành, tô đậm những giá trị văn hóa, sinh thái mang đậm đà bản sắc dân tộc. Những ứng xử của con người với tự nhiên, đặc biệt là hình tượng trẻ em trở thành những thói quen tốt đẹp trong cách ứng xử với tự nhiên. Đó là nét riêng biệt độc đáo của Mai Bửu Minh khi tái hiện hình tượng trẻ em trong văn xuôi của mình.
Có thể thấy hình tượng trẻ em trong văn xuôi Mai Bửu Minh từ góc nhìn tự sự học là đề tài khái quát được cơ bản những phương diện của tác phẩm văn chương gắn với lí thuyết tự sự học. Trong luận văn, tác giả đã trình bày hiểu biết sơ lược của mình về lí thuyết tự sự cũng như đặc điểm nghiên cứu tự sự học để xây dựng nên hình tượng trẻ em trong văn học. Từ đó, tác giả đã dành trọn hai chương sau để soi chiếu hình tượng trẻ em trong văn xuôi Mai Bửu Minh dưới góc nhìn về cốt truyện, điểm nhìn, diễn ngôn và giọng điệu. Nhưng chắc chắn những phương diện mà tác giả thực hiện vẫn chưa vận dụng hết được về lí thuyết của tự sự học. Vẫn còn một số vấn đề có thể khai thác sâu hơn như người kể chuyện, kết cấu, không gian và thời gian tự sự… Bên cạnh đó, luận văn còn cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách tự sự học đến những phong cách khác. Từ đó, tạo tiền đề hình thành nên cái nhìn đối sánh với các tác giả khác ở Nam Bộ cùng viết về hình tượng trẻ em như Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi, Võ Diệu Thanh hay Nguyễn Ngọc Tư…
g. Năm tốt nghiệp: 2020