Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
b. Chủ nhiệm đề tài: Huỳnh Thúy Kiều
c. Tên cơ quan đi học: Phòng tài chính kế hoạch huyện Phú Giáo
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng của mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; phân tích những điểm hạn chế và nguyên nhân của nó đối với KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ thực hiện KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách hướng đến nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đây là Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của tác giả Phạm Quốc Thuần thực hiện vào năm 2020 với mục tiêu là đánh giá thực trạng của mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; phân tích những điểm hạn chế và nguyên nhân của nó đối với KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ thực hiện KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách hướng đến nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, tác giả đã sử dụng phương pháp hỗn hợp, cụ thể: phương pháp định tính: phỏng vấn các chuyên gia hiện công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp giúp hoàn thiện thang đo đo lường mức độ thực hiện của KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách; tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân của nó đối với KSNB thu, chi ngân sách nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng phương pháp khảo sát hướng đến mục tiêu đánh giá và phân tích mức độ thực hiện của KSNB các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp tại huyện Phú Giáo, Bình Dương.
Kết quả, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhà nước. Về các giải pháp môi trường kiểm soát cụ thể như sau: thay đổi cách điều hành của Ban lãnh đạo nhằm giảm áp lực về công việc, tạo điều kiện hòa đồng giữa lãnh đạo với công chức; thực hiện cơ cấu tổ chức lại một số đơn vị chưa hợp lý nhằm hỗ trợ hiệu quả đối với công tác giám sát; xây dựng bảng mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể gắn với việc giám sát thực hiện công việc, phân công rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của từng người; thu hút và thực hiện các chính sách đãi ngộ để hỗ trợ công tác giám sát thu chi. Về các giải pháp về đánh giá rủi ro, đơn vị cần quan tâm và phải xây dựng các biện pháp đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, còn các giải pháp về hoạt động kiểm soát; về Thông tin và Truyền thông và các giải pháp về giám sát.
Thông qua đề tài có thể thấy, tác giả đã đánh giá được thực trạng KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương trong thời gian qua có nhiều ưu điểm cũng như còn tồn tại, hạn chế. Từ đó, tác giả cũng đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả KSNB trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại địa phương để giảm thiểu những sai sót, gian lận, góp phần vào sự phát triển trong tương lai của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Kết quả nghiên cứu xác định được ý nghĩa quan trọng của công tác KSNB thu, chi ngân sách thông qua việc phân tích những cơ sở lý luận về hệ thống KSNB; những mặt hạn chế, các nhân tố ảnh hưởng, các thủ tục KSNB và trình tự KSNB thu, chi ngân sách nhà nước theo Chuẩn mực KSNB của Tổ chức quốc tế, các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) năm 2013. Luận văn nêu thực tế về công tác KSNB thu, chi ngân sách tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, những mặt đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại của công tác KSNB thu, chi ngân sách nhà nước tại địa phương.
g. Năm tốt nghiệp: 2021