Lao động và sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2018
b. Chủ nhiệm đề tài: Phạm Văn Tùng
c. Tên cơ quan đi học: Trường THPT Hùng Vương
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường đại học sư phạm tp.Hồ Chí Minh
e. Mục tiêu nghiên cứu:
Tổng quan cơ cở lý luận và thực tiễn về NLĐ và SDLĐ; phân tích được thực trạng NLĐ và SDLĐ ở tỉnh Bình Dương theo lãnh thổ, theo ngành kinh tế trong những năm gần đây; đề xuất các giải pháp và định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng NLĐ ở tỉnh Bình Dương.
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đây là luận văn thạc sĩ chuyên ngành địa lý học của tác gia Phạm Văn Tùng thực hiện tổng quan cơ cở lý luận và thực tiễn về người lao động (NLĐ) và sử dụng lao động (SDLĐ); phân tích được thực trạng NLĐ và SDLĐ ở tỉnh Bình Dương theo lãnh thổ, theo ngành kinh tế trong những năm gần đây; đề xuất các giải pháp và định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động ở tỉnh Bình Dương.
Báo cáo cho thấy, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, NLĐ và SDLĐ có vai trò quan trọng. NLĐ dồi dào, chất lượng NLĐ cao và SDLĐ hợp lí và hiệu quả sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế và trong khu vực. NLĐ và SDLĐ chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển còn nhân tố kinh tế xã hội thì có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Đối với nước ta trong giai đoạn 2010 - 2018, NLĐ dồi dào và tăng liên tục qua các năm; chất lượng lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên NLĐ và SDLĐ ở nước ta có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, có sự khác biệt lớn theo giới tính. Đặc biệt là có sự phân bố không đều giữa các vùng, các tỉnh, thành phố và ngay cả giữa các ngành nghề và khu vực kinh tế. Do vậy, vấn đề cần đặt ra là cần sử dụng hợp và phát huy tối đa hiệu quả của NLĐ thì mới mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Trong giai đoạn 2010 - 2018, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bình Dương có sự thay đổi theo hướng tiến bộ (Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp), tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vị thế việc làm có sự thay đổi trong những năm gần đây. Đặc biệt, số lượng lao động làm công ăn lương tăng nhanh và giảm nhanh lao động tự làm và lao động trong gia đình. Tỉnh cũng đã có nhiều chính sách phát triển NLĐ nhưng các chính sách của tỉnh về cơ bản vẫn tập trung cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ là chủ yếu. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo từ ngân sách mới chỉ tập trung chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế và cán bộ, công chức người hoạt động không chuyên trách cấp xã, phường… Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong thời gian qua tuy đã được quan tâm, chú trọng phát triển nhưng cũng còn nhiều tồn tại một số hạn chế.
Việc sử dụng lao động ngoài tỉnh còn gặp khó khăn như: Nhà ở cho người lao động, chất lượng cuộc sống của người lao động nhập cư còn thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ còn nhiều hạn chế. Mặc dù tỉnh Bình Dương đã có những chính sách thu hút và hỗ trợ cho người lao động nhưng trên thực tế hiện nay người lao động nhập cư còn gặp nhiều khó khăn về chỗ ở, về thu nhập cũng và khả năng tiếp cận các dịch vụ như y tế, giáo dục và các điều kiện sinh hoạt khác. Ngoài ra, tình hình an ninh trật tự ở các khu công nghiệp tập trung còn nhiều phức tạp, các dịch vụ sinh hoạt chưa đáp ứng được kịp thời về số lượng và chất lượng.
Như vậy, với xu hướng chung của quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay. Cùng với định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Dựa trên kết quả dự báo dân số và NLĐ của tỉnh Bình Dương đến năm 2030. Đặc biệt, ở tỉnh Bình Dương nhu cầu tuyển dụng lao động luôn lớn hơn khả năng đáp ứng NLĐ, thị trường lao động luôn biến động, chất lượng lao động chưa phù hợp, có sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu của các doanh nghiệp với người lao động. Để thu hút NLĐ và sử dụng hợp lí, hiệu quả NLĐ ở tỉnh Bình Dương thì việc đưa ra các giải pháp phát triển NLĐ, các giải pháp về thị trường, vốn, cải cách hành chính và các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng chung của cả nước, khu vực và thế giới. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng lao động, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
g. Năm tốt nghiệp: 2020