Lịch sử cộng đồng người Hoa Phúc kiến ở Thủ Dầu Một, Bình Dương
b. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Ngọc Minh
c. Tên cơ quan đi học: Bảo tàng tỉnh Bình Dương
d. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một
e. Mục tiêu nghiên cứu:
- Luận văn tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển và những đặc trưng về văn hóa, xã hội của của nhóm cộng đồng người Hoa Phúc Kiến ở phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Luận văn cũng làm rõ quá trình hòa nhập, bảo lưu những giá trị truyền thống, khảo sát các hoạt động, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của người Hoa Phúc Kiến ở Thủ Dầu Một nói riêng và người Hoa ở Bình Dương nói chung. Từ đó, kiến nghị những chính sách với chính quyền để tạo điều kiện cho nhóm cộng đồng này tiếp tục tham gia nhiều hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà
f. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đây là Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh thực hiện vào năm 2018 với mục tiêu tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển và những đặc trưng về văn hóa, xã hội của của nhóm cộng đồng người Hoa Phúc Kiến ở phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Để đạt được mục tiêu, tác giả đã tiến hành làm rõ quá trình hòa nhập, bảo lưu những giá trị truyền thống, khảo sát các hoạt động, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của người Hoa Phúc Kiến ở Thủ Dầu Một nói riêng và người Hoa ở Bình Dương nói chung; kiến nghị những chính sách với chính quyền để tạo điều kiện cho nhóm cộng đồng này tiếp tục tham gia nhiều hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Kết quả, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục lại quá trình hình thành, phát triển của nhóm cộng đồng người Hoa Phúc Kiến ở phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, với những đặc trưng tiêu biểu và những chuyển biến kinh tế xã hội của nhóm cộng đồng này từ năm 1975 đến nay; kết hợp với phương pháp logic, đi sâu phân tích, đối chiếu, để đi đến kết luận khoa học về các đặc điểm quan trọng của quá trình hình thành phát triển nhóm cộng đồng người Hoa Phúc Kiến ở Thủ Dầu Một cùng với những đặc điểm và chuyển biến kinh tế xã hội của họ.
Có thể nói, nhóm cộng đồng người Hoa Phúc Kiến đã có quá trình định cư, phát triển tương đối lâu dài và có những đóng góp quan trọng đối với vùng đất Lò Chén, Chánh Nghĩa nói riêng và Bình Dương nói chung. Hiện nay, người Hoa Phúc Kiến đã có sự hòa nhập sâu sắc với cuộc sống và văn hóa của người Việt, tuy nhiên, rất nhiều nét đặc sắc trong văn hóa của họ vẫn cần được bảo tồn. Chính vì vậy, thông qua đề tài, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị để làm phong phú thêm cho bức tranh văn hóa đầy màu sắc của vùng đất Thủ, được bạn bè khắp nơi biết đến.
Kết quả của nghiên cứu như một tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên trong trường, góp phần làm rõ được quá trình hình thành, phát triển và chuyển biến trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của nhóm cộng đồng này. Bên cạnh đó, đề tài góp phần bổ sung những cứ liệu thực tiễn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của người Hoa Phúc Kiến ở Thủ Dầu Một (Bình Dương).
g. Năm tốt nghiệp: 2018